Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Vinh Phát Triển Chăn Nuôi

Tây Vinh Phát Triển Chăn Nuôi
Ngày đăng: 08/08/2014

Là xã thuần nông, cứ hết mùa vụ thì người lao động ở Tây Vinh (huyện Tây Sơn) tỏa đi làm thuê tứ xứ để kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây, xã đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giảm dần tình trạng người lao động phải tìm việc làm thêm ở xa nhà.

Theo thống kê, toàn xã hiện có tổng đàn gia súc gia cầm trên 86.840 con, trong đó đàn trâu, bò 2.715 con; đàn heo 6.125 con; đàn gia cầm 78.000 con.

Để giúp người dân phát triển chăn nuôi, xã đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chăn nuôi cho bà con; các hội-đoàn thể phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ký kết ủy thác, tín chấp, hỗ trợ vốn để người dân có vốn đầu tư chăn nuôi. Đặc biệt là công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi được chú trọng thực hiện có hiệu quả.

Chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã Tây Vinh gồm nuôi nhỏ lẻ, gia trại, trang trại. Hầu hết người chăn nuôi đều tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Ông Lâm Xuân Định, ở thôn An Vinh 1 cho biết, bằng việc lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình ông nuôi gà thả vườn với quy mô trên 2.000 con. Sau thời gian nuôi từ 3 tháng đến 3 tháng rưỡi, gà đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,6 kg là xuất chuồng, trừ các khoản chi phí, còn lãi 20 - 25 triệu đồng/lứa.

Nhiều hộ ở Tây Vinh đầu tư chăn nuôi heo và bò lai theo hướng hàng hóa. Con bò là một trong những vật nuôi chủ lực giúp người dân Tây Vinh có nguồn thu nhập ổn định, góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Năm 2013, có 30 hộ dân trong xã được Dự án Cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ giống cỏ voi VD6 và phân bón để trồng cỏ làm thức ăn cho bò. 

Ông Nguyễn Văn Cầu, ở thôn An Vinh 2, bộc bạch: Gia đình tui nuôi 4 con bò lai. Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, tui trồng trên 1,5 sào cỏ voi, đủ cho đàn bò ăn, tăng thêm hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi.

Ông Dương Ngọc Hiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Vinh, cho biết: Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đã giải quyết được việc làm nông nhàn, góp phần giảm nghèo ở địa phương. Năm 2013, tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 11,22%, giảm 2,66% so với năm 2012.

Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo, xã Tây Vinh tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động thay đổi phương thức chăn nuôi, khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, chăn nuôi an toàn sinh học.

Xã cũng khuyến khích các mô hình trồng trọt làm thức ăn cho gia súc, như trồng cỏ voi VD6, để phát triển chăn nuôi; đồng thời phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn bà con xây dựng hầm Biogas và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Toàn Tỉnh Bình Định Có Hơn 15.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển Toàn Tỉnh Bình Định Có Hơn 15.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

25/02/2015
Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015 Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

25/02/2015
Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.

25/02/2015
Lai Châu Điểm Đầu Tiên Sản Xuất Giống Cá Tầm Siberi Lai Châu Điểm Đầu Tiên Sản Xuất Giống Cá Tầm Siberi

Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.

25/02/2015
“Vua” Tôm Hùm Bình Ba Tây “Vua” Tôm Hùm Bình Ba Tây

Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

25/02/2015