Người Tiên Phong Của Bản
Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.
Năm 2012, thấy vùng đất bị bỏ hoang cạnh khe Nậm Xúc (bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) có thể khai phá, cải tạo để trồng lúa nước và nuôi cá, Đồn Biên phòng Keng Đu (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) đã vận động một số hộ dân trong bản phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trung uý Xeo Văn Thắng nhớ lại: Khi được vận động, ông Xeo Phò Nang quyết định đầu tư tiền của, công sức để khai thác tiềm năng vùng đất hoang hóa này. Đồn biên phòng cũng đã luân phiên cử cán bộ, chiến sĩ xuống giúp đỡ gia đình ông từ lúc khai hoang ruộng trồng lúa nước, đào ao thả cá, cho đến khi thu hoạch.
Nhờ sự giúp đỡ, cùng tư duy mới và cách làm khoa học, có hiệu quả nên trong năm 2012, gia đình ông Xeo Phò Nang đã thu hoạch được gần 4 tấn lúa trên diện tích 1.000m2 và 300kg cá trên diện tích 1.000m2 mặt nước.
Thấy mô hình cá, lúa đạt hiệu quả tốt, năm 2013 này, ông Nang khai hoang thêm 600m2 đất trồng lúa nước và đang mở rộng thêm 500m2 ao nuôi cá. Ngoài trồng lúa nước, nuôi cá, ông Nang còn đầu tư chăn nuôi gia súc. Hiện nay, gia đình ông có 2 con trâu, 10 con bò, 10 con dê và 13 con lợn, trị giá hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, ông là người đầu tiên ở xã Keng Đu mạnh dạn vay tiền mua 1 chiếc máy cày để giảm bớt sức lao động.
Từ một gia đình thiếu ăn, kinh tế khó khăn, đến nay khi được hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế gia đình ông Nang đã ổn định, có phần dư dả, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt có giá trị và đầu tư cho con cái ăn học.
Ông Lương Phò Nguyên - Trưởng bản Quyết Thắng tự hào cho biết: Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.
Related news
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phản hồi về mặt khoa học trong kiểm nghiệm dư lượng chất dioxin trong sản phẩm nông nghiệp XK sang Đài Loan, trong đó có trà ô long của Lâm Đồng, để xóa bỏ tin đồn tại Đài Loan và các nước NK trà Lâm Đồng.
“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.
Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...
Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...
Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...