Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Gần 5,6 Triệu Tấn Gạo

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.
Cụ thể, báo cáo của VFA, cho biết trong tổng số trên 3,6 triệu tấn gạo được doanh nghiệp hội viên VFA bán ra trong 7 tháng đầu năm 2014, thì Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất, mua khoảng 40% và Philippines đứng thứ 2 với khoảng 700.000 tấn, tăng khoảng 135% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, sau khi cân đối giữa số lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký (5,54 triệu tấn) và lượng gạo đã giao (3,6 triệu tấn), doanh nghiệp hội viên của VFA vẫn còn gần 2 triệu tấn gạo chưa giao cho đối tác.
Về diễn biến tình hình giá lúa gạo nội địa, theo một số thương nhân kinh doanh lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau khi lập đỉnh cách nay 2 ngày, giá lúa gạo tại đây đã có dấu hiệu chựng lại, thậm chí giảm nhẹ ở một số địa phương.
Cụ thể, tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 vẫn giữ vững ở mức 7.700 đồng/kg và 7.800 đồng/kg đối với giống hạt dài OM 6976.
Trong khi đó, tại thị trường Đồng Tháp, An Giang, gạo nguyên liệu các loại giảm nhẹ 50 đồng/kg so với mức giá cách nay 2 ngày, xuống mức giá chỉ còn 7.650 đồng/kg đối với giống IR 50404 và 7.750 đồng/kg đối với các giống lúa hạt dài.
Trao đổi với phóng viên, một số thương nhân kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL, cho biết vẫn chưa nắm rõ nguyên nhân vì sao giá gạo bất ngờ chuyển xấu, nhưng theo bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp gạo Yến Ngọc (TP.HCM), có thể thông tin cấm biên (tạm ngưng nhập khẩu) của Trung Quốc tạo nên.
Tuy nhiên, ông Dương Văn Mến, thương nhân kinh doanh lúa gạo tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, cho biết lượng ghe, tàu neo đậu chờ đến lượt lấy gạo ở khu vực thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) vẫn còn rất lớn.
Riêng đối với giá lúa, hiện lúa IR 50404 tươi tại ruộng ở ĐBSCL vẫn được thương lái mua vào với giá phổ biến khoảng 5.000-5.100 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.