Người Phụ Nữ Vùng Cao Làm Kinh Tế Giỏi
Về bản Mường Nhé, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Hoa - là một trong những phụ nữ điển hình đưa kinh tế gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.
Sinh ra trong một làng quê nghèo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nhà có đông anh chị em nên khá khó khăn. Lúc mới xây dựng gia đình, vợ chồng chị chỉ có hai bàn tay trắng, cuộc sống quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng. Những năm được mùa thì vợ chồng chị còn đỡ vất vả, lúc thất bát, hạn hán thì cái đói, cái khổ chẳng chịu buông tha.
Tâm sự với chúng tôi, chị Hoa chia sẻ: Năm 2006, chị cùng gia đình rời vùng quê Vĩnh Phúc lên Mường Nhé lập nghiệp với quyết tâm không chịu khuất phục trước cái đói, cái nghèo. Những năm đầu khi mới đặt chân lên mảnh đất Mường Nhé công việc buôn bán của gia đình chị cũng bị bó hẹp trong vùng.
Sau vài năm chắt chiu cộng với số tiền vay mượn họ hàng ở quê, vợ chồng chị mua được một mảnh đất ở xã Mường Nhé. Từ đó, vợ chồng chị bắt đầu thực hiện ước mơ làm giàu từ mô hình kinh tế nuôi lợn, trồng rau.
Ban đầu, với số vốn ít ỏi nên chị chỉ mua được 2 cặp lợn nái để nuôi, đồng thời tận dụng phân chuồng để trồng trọt. Do chưa nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc, cách bố trí chuồng, trại nên lợn chậm phát triển. Không nản chí trước khó khăn, chị tìm tòi, học hỏi và tham gia nhiều lớp tập huấn áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất do Hội phụ nữ xã Mường Nhé tổ chức.
Không phụ sức người, sau một năm hai cặp lợn nái nhân giống ban đầu đã sinh được những đàn lợn con. Năm 2009, chị bắt đầu xuất bán những lứa lợn đầu tiên và thu được khoản lợi nhuận khá cao. Từ thành công này, chị mạnh dạn đầu tư mua thêm đất, mở rộng trang trại chăn nuôi lợn.
Đến nay, đàn lợn của gia đình chị Hoa đã lên đến gần 100 con, chuyên cung ứng giống lợn đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của bà con trên địa bàn huyện Mường Nhé. Ngoài ra, chị còn mổ lợn thịt phục vụ bà con trong xã. Tận dụng nguồn phân từ việc chăn nuôi lợn chị còn trồng gần 3000m2 rau các loại và nuôi gần 300 con gia cầm. Mỗi năm trừ chi phí gia đình chị thu về từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Không những là một điển hình về phát triển kinh tế giỏi, chị Hoa còn là người rất nhiệt tình khi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi cho các hội viên phụ nữ khác trong xã. Chị thường xuyên đi đến các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động và truyền đạt kỹ thuật sản xuất phát triển kinh tế và giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn...
Từ sự thành công của bản thân, chị Nguyễn Thị Hoa không chỉ là tấm gương sáng về đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay của mình, mà chị còn là một trong những điển hình kinh tế của Chi hội Phụ nữ xã. Những thành quả đạt được hôm nay của chị Hoa thật đáng khâm phục bởi đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới; xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ vùng cao học tập và noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây khoảng 20 năm, vùng đất Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn hoang hóa, người dân trồng lúa một năm 2 vụ vẫn không đủ ăn. Khi ấy gia đình Út Thanh (Trần Văn Thanh, 48 tuổi) được xem là hộ nghèo nhất xóm.
Chủ vườn cam cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm ở xã Trường An - TP Vĩnh Long.
Cá chim trắng lần đầu tiên được đưa về nuôi tại tỉnh Bình Định năm 2003, do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Kết quả năng suất nuôi đạt 8,2 tấn/ha
Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.
Mặc dù sản lượng các mặt hàng nông sản 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trước, song giá bán lại có xu hướng giảm mạnh, có mặt hàng giảm tới 60%, đẩy nông dân đối mặt với tình trạng thua lỗ.