Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

Người nuôi tôm đang phải đứng trước mùa tôm thất thu do tôm chết vì dịch bệnh hoặc chậm lớn. Đây cũng là vùng nuôi tôm lớn của tỉnh Kiên Giang.
Cái nắng gay gắt kéo dài từ sau tết Nguyên đán đến nay đã làm cho độ mặn trong vuông tôm của anh Hồng Thanh Muôn ở ấp Rạch Đùng, xã Bình Trị lên đến 35 phần ngàn. Tuy nhiên, anh vẫn không có cách nào khác hơn là ngồi chờ trời mưa, vì hiện nay độ mặn của nước biển bên ngoài cũng đã vượt qua mức cho phép nên không thể bơm vào vuông như cách làm truyền thống. Anh Muôn cho biết, với độ mặn hiện tại, năm nay vuông tôm 5 hecta của anh cố gắng lắm thì lãi suất cũng chỉ đạt mức 30 triệu và thất thu hơn 20 triệu đồng so với mọi năm.
Năm nay huyện Kiên Lương được giao chỉ tiêu nuôi hơn 1.000 hecta tôm công nghiệp và 2.500 hecta tôm quảng canh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích đã xuống giống của mỗi loại cũng chỉ mới đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi, nhiều vuông tôm vừa thả đã bị bệnh, đặc biệt nhiều nơi thiệt hại lên đến 80% nên người nuôi rất lo lắng và chưa mạnh dạn xuống giống.
Ông Trần Đức Thắng – Phó Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết: trong tổng diện tích tôm đã được thả thì có 60 hecta bị nhiễm bệnh, chủ yếu là đốm trắng, phấn trắng và gan tụy, mới đây lại xuất hiện thêm bệnh còi làm tôm chậm lớn, dẫn đến nhiều hộ nuôi tôm buộc phải tạm ngưng sản xuất.
“Do tình hình diễn biến thời tiết làm cho nhiệt độ năm nay rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng lớn và các điều kiện như độ mặn cũng cao làm cho tiến độ xuống giống vụ tôm chính vụ năm nay của huyện Kiên Lương gặp rất nhiều khó khan” – ông Thắng cho biết thêm.
Tình hình nắng nóng kéo dài không chỉ làm thiệt hại diện tích tôm nuôi hiện tại, mà còn làm ảnh hưởng đến đến lịch thời vụ của cả huyện. Chính vì thế, để tránh ảnh hưởng của lũ ở cuối vụ, ngành nông nghiệp huyện Kiên Lương đã điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với tình hình thời tiết, và sẽ đẩy nhanh tiến độ xuống giống khi điệu kiện thuận lợi, để đảm bảo cho vụ hè thu phải kết thúc trong tháng 9 năm 2015. Đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các quy trình xử lí vuông tôm, từ nguồn nước đến chọn con giống và phải đợi thời tiết thích hợp mới thả giống.
Có thể bạn quan tâm

Bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương (CNĐD) do nhóm nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định” thuộc Sở NN-PTNT nghiên cứu, chế tạo đã được ngư dân xã Tam Quan Bắc áp dụng vào thực tế, bước đầu đạt hiệu quả khả quan.

Trong những năm qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình Đại phát triển rất nhanh, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn và từng bước làm giàu cho địa phương.

Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.