Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài
Publish date: Friday. May 29th, 2015

Người nuôi tôm đang phải đứng trước mùa tôm thất thu do tôm chết vì dịch bệnh hoặc chậm lớn. Đây cũng là vùng nuôi tôm lớn của tỉnh Kiên Giang.

Cái nắng gay gắt kéo dài từ sau tết Nguyên đán đến nay đã làm cho độ mặn trong vuông tôm của anh Hồng Thanh Muôn ở ấp Rạch Đùng, xã Bình Trị lên đến 35 phần ngàn. Tuy nhiên, anh vẫn không có cách nào khác hơn là ngồi chờ trời mưa, vì hiện nay độ mặn của nước biển bên ngoài cũng đã vượt qua mức cho phép nên không thể bơm vào vuông như cách làm truyền thống. Anh Muôn cho biết, với độ mặn hiện tại, năm nay vuông tôm 5 hecta của anh cố gắng lắm thì lãi suất cũng chỉ đạt mức 30 triệu và thất thu hơn 20 triệu đồng so với mọi năm.

Năm nay huyện Kiên Lương được giao chỉ tiêu nuôi hơn 1.000 hecta tôm công nghiệp và 2.500 hecta tôm quảng canh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích đã xuống giống của mỗi loại cũng chỉ mới đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi, nhiều vuông tôm vừa thả đã bị bệnh, đặc biệt nhiều nơi thiệt hại lên đến 80% nên người nuôi rất lo lắng và chưa mạnh dạn xuống giống.

Ông Trần Đức Thắng – Phó Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết: trong tổng diện tích tôm đã được thả thì có 60 hecta bị nhiễm bệnh, chủ yếu là đốm trắng, phấn trắng và gan tụy, mới đây lại xuất hiện thêm bệnh còi làm tôm chậm lớn, dẫn đến nhiều hộ nuôi tôm buộc phải tạm ngưng sản xuất.

“Do tình hình diễn biến thời tiết làm cho nhiệt độ năm nay rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng lớn và các điều kiện như độ mặn cũng cao làm cho tiến độ xuống giống vụ tôm chính vụ năm nay của huyện Kiên Lương gặp rất nhiều khó khan” – ông Thắng cho biết thêm.

Tình hình nắng nóng kéo dài không chỉ làm thiệt hại diện tích tôm nuôi hiện tại, mà còn làm ảnh hưởng đến đến lịch thời vụ của cả huyện. Chính vì thế, để tránh ảnh hưởng của lũ ở cuối vụ, ngành nông nghiệp huyện Kiên Lương đã điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với tình hình thời tiết, và sẽ đẩy nhanh tiến độ xuống giống khi điệu kiện thuận lợi, để đảm bảo cho vụ hè thu phải kết thúc trong tháng 9 năm 2015. Đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các quy trình xử lí vuông tôm, từ nguồn nước đến chọn con giống và phải đợi thời tiết thích hợp mới thả giống.


Related news

Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt Sau Tôm Lại Đến Lượt Cá Chết Hàng Loạt

Hiện tượng tôm chết hàng loạt ở xã Tượng Sơn chưa nguôi thì vài ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà - Hà Tĩnh) lại điêu đứng vì cá chết.

Thursday. July 4th, 2013
Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi

Với mục đích nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống làm cơ sở bảo tồn các giống heo địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện “Thử nghiệm một số cặp lai giữa heo rừng Thái Lan và heo bản địa tại Gia Lai”.

Thursday. July 4th, 2013
Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá

Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.

Thursday. June 13th, 2013
Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối

Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.

Friday. July 5th, 2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.

Thursday. June 13th, 2013