Người Nuôi Tôm Cần Thận Trọng Với Thương Lái Mua Giá Cao
Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.
Trước đó, ngày 26/8/2013 và 10/9/2013, VASEP cũng đã gửi hai công văn là: Công văn số 181 và Công văn số 193/2013/CV-VASEP tới Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương, Tổng cục Thủy sản phản ánh về việc thương lái tổ chức đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc và đề nghị các cơ quan này có biện pháp hữu hiệu, kịp thời ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho người nuôi và DN thủy sản.
Tại CV193, VASEP cũng đề xuất phương án đánh thuế XK cho các mặt hàng tôm XK tươi (chưa qua chế biến, chưa cấp đông) để áp dụng đối với XK tôm tươi nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện trạng này.
Sau phản ánh của VASEP về hiện tượng thương lái nước ngoài tổ chức thu mua tôm nguyên liệu của Việt Nam với số lượng lớn và tăng đột biến rồi chở bán sang Trung Quốc có ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu tôm nuôi, hoạt động sản xuất thủy sản Việt Nam, ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản đã gửi Công văn số 2417/TCTS-NTTS đề nghị Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực hiện:
- Tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích người dân, DN thực hiện tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng đưa tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của tôm nuôi Việt Nam.
- Khuyến cáo người nuôi tôm thận trọng với các thương lái khi mời chào với giá cao, không yêu cầu kiểm soát chất lượng và kích cỡ tôm thu hoạch. Người nuôi tôm nên tìm hiểu về tư cách pháp nhân của thương lái thu mua thông qua các cơ quan chức năng. Nếu phát hiện các thương lái chưa được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần báo ngay cho cơ quan quản lý để kịp thời xử lý theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Đài Loan cũng nên làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan phía Đài Loan làm rõ vấn đề để bảo vệ lợi ích, quyền lợi của DN trong nước.
Tại khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, nơi đây có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất khô rắn nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường ĐBSCL hàng chục kg khô rắn.
Nói xong, bà đọc bài thơ: “Tôi là hạt cát giữa sa mạc mênh mông/ Tôi là giọt nước giữa lòng đại dương/ Tôi là đóa hoa rừng giữa núi cao xa thẳm. Hạt cát không óng ánh ai thấy đâu mà nhặt/ Giọt nước không long lanh ai biết đâu mà ngắm/ Hoa giữa rừng không hương thắm, ai nhặt để ghép cành”.
Cuối năm 2008, dự án chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH được Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư với tổng vốn 350 triệu USD (giai đoạn 1) bắt đầu được khởi động tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Dự án triển khai trong thời điểm trước đó, không ít dự án nuôi bò sữa lớn nhiều nơi đổ bể, khiến không biết bao nhiêu người, từ lãnh đạo đến nhân dân băn khoăn...
Bởi thế, không lạ gì khi có hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước (trong đó có Đài Loan) chọn Lâm Đồng làm “đất sống” để kinh doanh cây chè. Song, gần đây, một vài thông tin từ các phương tiện truyền thông Đài Loan cho rằng vùng chè Lâm Đồng được trồng trên đất nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải xuống trong thời chiến tranh khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trà của Lâm Đồng điêu đứng.