Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Heo Rục Rịch Treo Chuồng

Người Nuôi Heo Rục Rịch Treo Chuồng
Ngày đăng: 06/06/2012

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.

Hơn 2 tháng nay, giá heo hơi tại các tỉnh miền Nam liên tục giảm. Hiện giá bán tại các trang trại chỉ còn 38.000 – 40.000 đồng/kg tùy loại tốt, xấu. Những hộ nuôi nhỏ lẻ chỉ bán được giá 36.000 – 37.000 đồng/kg.

Bán không ai mua

Anh Cao Quang Khải (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), cho biết với mức giá nói trên, người nuôi đang lỗ từ 800.000 – 1.000.000 đồng/con heo. Trang trại của anh bình quân mỗi tuần xuất khoảng 125 con heo, tính chung 2 tháng nay anh đã lỗ cả tỷ đồng. Người nuôi gà cũng không khá hơn.

Anh Nguyễn Văn Ngọc có trang trại nuôi gà 100.000 con ở huyện Vĩnh Cữu, Đồng Nai cũng cho biết, giá gà lông trắng giờ chỉ còn 29.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong khi giá thành anh nuôi đã là 34.000 đồng/kg. Vị chi đợt nuôi vừa rồi, anh lỗ gần 500 triệu đồng.

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay giá bán lợn và gà tại các trung tâm cả nước đã giảm mạnh từ 30 - 40% so với tháng đầu năm 2012. Thế nhưng giá đã giảm sâu mà bán cũng chẳng có ai mua. “Trước kêu một tiếng là thương lái đến mua ngay, nay cả tuần vẫn chưa thấy đến. Càng để lâu, chúng tôi càng lỗ nặng. Như 125 con heo này, mỗi ngày ngốn gần 3 triệu đồng tiền thức ăn, trong khi giai đoạn này heo hầu như không còn tăng trọng nữa” – anh Khải rầu rĩ.

Theo các chủ trang trại, giá heo hơi giảm sâu, đầu ra khó khăn vì người tiêu dùng vẫn còn ngại tình trạng chất cấm tạo nạc, chưa dám sử dụng nhiều thịt heo như trước.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, nguyên nhân giá thịt lợn giảm là do thời tiết nắng nóng kéo dài và lạm phát kinh tế nên sức mua của người dân giảm hẳn. Sản phẩm thịt gà lông trắng và trứng chủ yếu tiêu thụ cho công nhân ở các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp... nhưng do suy thoái kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp phá sản khiến số lượng công nhân mất việc làm hoặc giảm thu nhập phải tiết kiệm chi tiêu cũng là nguyên nhân lớn khiến sản phẩm chăn nuôi bị ứ đọng.

Sức mua giảm mạnh

Do lo ngại chất cấm trong chăn nuôi nên hiện hầu như các Công ty Vissan, CP, Sagri… đã không còn mua heo nhỏ lẻ trong dân mà chỉ mua tại các trại, công ty lớn có uy tín. “Hiện chúng tôi chỉ sử dụng heo nhà và heo mua của 3 - 4 trại lớn như CP, Sanmiguel… có giấy phép thú y đầy đủ. Mỗi lần mua ít nhất 300 con để có thể lấy mẫu xét nghiệm, thấy không có chất cấm trong chăn nuôi mới dám cho xẻ thịt” – đại diện của Vissan cho biết.

Sức mua trên thị trường giảm chính là nguyên nhân khiến các công ty giảm thu mua heo, gà trong dân. Theo ông Trần Văn Hạt - Giám đốc kinh doanh Công ty CP, thì từ khi có chất cấm tạo nạc, lượng thịt bán ra của công ty giảm hơn 15%, có thời điểm giảm tới 20 – 25%. Đại diện Công ty Vissan cũng cho hay, mức bán thịt heo trong các tháng 4 - 5 của công ty giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2011. Còn theo Cục Chăn nuôi thì so với những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, sức mua thịt heo, gà trên thị trường đã giảm 30 – 50%.

Việc các công ty thu hẹp phạm vi thu mua như thế đã khiến người nuôi kiệt quệ và bắt đầu bỏ nghề hoặc thu hẹp sản xuất. Ông Lê Văn Mễ- Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn, cho biết trước đây, mỗi tháng công ty bán ra 2.000 heo giống, nhưng vài tháng nay lâu lâu mới có một vài người hỏi mua số lượng vài trăm con.

Hết dịch bệnh đến chất cấm trong chăn nuôi, giá cả bấp bênh khiến các anh Cao Quang Khải, Nguyễn Văn Ngọc (Đồng Nai), Võ Hữu Chín (ở Tây Ninh) đều ngán ngẩm tính chuyện bỏ nghề dù các anh đã theo nghề này hơn 20 năm. “Sau đợt nuôi này, nếu có nhớ nghề lắm và gầy nuôi lại, tôi cũng sẽ nuôi ít thôi, chứ sợ lắm rồi” – anh Ngọc cay đắng.

Ngay cả người chăn nuôi heo nhiều kinh nghiệm như ông Kim Chung ở xã Bầu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, vì thua lỗ quá nặng cũng vừa phải xóa sổ đàn heo thương phẩm hơn 5.000 con. Chi cục Thú y các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tiền Giang cũng cho biết vài tháng trở lại đây, các địa phương này cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho đàn heo, gia cầm nuôi mới rất ít. Nguyên nhân chủ yếu do “giá bán thấp quá nên nông dân không dám nuôi mới”.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện con cá nước ngọt Chuyện con cá nước ngọt

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

06/10/2015
Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

06/10/2015
Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

06/10/2015
Mùa bắt cá suối ở Sa Pa Mùa bắt cá suối ở Sa Pa

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

06/10/2015
Theo tàu đánh bắt cá cơm Theo tàu đánh bắt cá cơm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

06/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.