Người Nuôi Heo Lao Đao
Giá heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL đang giảm thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lao đao. Tại Tiền Giang, đến chiều 2-4, giá heo hơi chỉ còn 4 - 4,2 triệu đồng/tạ, thậm chí có nơi như huyện Chợ Gạo chỉ còn 3,8 triệu đồng/tạ nhưng kêu bán rất khó.
Tại vùng nuôi heo trọng điểm ở Đồng Tháp như thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, giá heo hơi 4,7 - 4,8 triệu đồng/tạ vào đầu tháng 3 nay rớt xuống còn 4,2 triệu đồng/tạ. Theo tính toán của chi cục thú y các tỉnh, với giá heo hơi hiện nay hầu như người chăn nuôi không có lời, thậm chí lỗ, bởi giá con giống, thức ăn, thuốc thú y… đều cao.
Giá heo hơi ở ĐBSCL giảm mạnh và khó tiêu thụ.
Đáng lo ngại là gần đây có nhiều người lo ngại bệnh nên quay lưng với việc tiêu thụ thịt heo. Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang, sau khi nghe Chi cục Thú y TPHCM thông báo có một số mẫu heo ở Tiền Giang nhiễm chất cấm, tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT kết hợp cùng Chi cục Thú y và các ngành liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt heo… trên phạm vi toàn tỉnh. Đến nay, chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào bị nhiễm chất cấm.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người chăn nuôi không sử dụng những chất tạo nạc, chất cấm… Ông Hóa cho rằng, heo bị nhiễm chất cấm chỉ là số ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng đàn heo khoảng 500.000 - 600.000 con của Tiền Giang. Hiện ngành chức năng đang kiểm soát chặt từ đầu vào đến đầu ra, do đó người tiêu dùng không nên quá lo ngại mà “tẩy chay” với thịt heo, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Dân Việt đã có loạt bài phản ánh tình trạng miền Tây lao đao bởi mùa lũ cạn. Vậy nguyên nhân vì đâu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại “khát lũ”? Phóng viên Dân Việt đã ghi nhận ý kiến của một số nhà khoa học.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến thời điểm này, hầu hết nông dân được hỏi đều rất mù mờ với thông tin về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Và theo đó, áp lực hội nhập với họ rất gay gắt.
Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, những năm qua, huyện đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất, đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gồm 250ha bưởi sạch ở Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh (cây đang trong thời kỳ thu hoạch đạt giá trị 350 - 400 triệu đồng/ha); 30ha rau hữu cơ ở Thanh Xuân (trên 1,2 tỷ đồng/ha).
Giúp nông dân các tỉnh ĐBSCL nắm bắt chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến... là mục đích của Hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” tại Hậu Giang.
Trao đổi về việc phát triển nông nghiệp hiện nay, ông Trịnh Thế Khiết - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hà Nội nhận định, ở Hà Nội hiện nay đang hình thành nhiều mô hình nông nghiệp lớn, nhất là các trang trại như những “đầu tàu” để kéo nông nghiệp Hà Nội phát triển đi lên.