Người Nuôi Gia Cầm Khốn Đốn Vì Ảnh Hưởng Của Dịch Bệnh

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.
Chúng tôi đến trang trại nuôi gà gần 4 ngàn con của ông Nguyễn Văn Phúc – thôn Tiến Thạnh, xã Tiến Lợi vào lúc đàn gà đã quá tuổi xuất chuồng nhưng chưa bán được. Ông Phúc cho biết, ông nhận nuôi gà gia công cho Công ty cổ phần CP Việt Nam từ 14 năm nay, nhưng chưa lúc nào tình hình lại khó khăn như hiện tại.
Tính đến ngày 4/3 là thời điểm đàn gà giống CP 707 của ông đã quá tuổi xuất chuồng đúng 13 ngày nhưng mới chỉ bán được 700 con/tổng đàn 4.000 con. Số gà còn lại vẫn chưa có đầu ra. Mỗi ngày, trang trại nuôi gà này phải chi khoảng 7,2 triệu đồng tiền thức ăn để duy trì đàn.
Những khó khăn tại trang trại gia cầm của ông Phúc cũng là tình hình chung của nhiều hộ chăn nuôi hiện nay. Mặc dù thời điểm hiện tại, TP Phan Thiết cũng như cả tỉnh nói chung vẫn chưa xảy ra dịch cúm, nhưng tâm lý của nhiều người tiêu dùng vẫn hết sức dè dặt khi lựa chọn các sản phẩm của gia cầm để sử dụng. Tại các chợ, siêu thị, thịt gà, vịt, bồ câu đều tiêu thụ chậm so với thời điểm trước khi bùng phát dịch trên cả nước.
Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh khiến cho người chăn nuôi lao đao. Hiện tại, giá thịt gà khi xuất chuồng tại Phan Thiết đã lỗ từ 15 đến 20% giá thành sản phẩm. Riêng gà công nghiệp có thời gian tăng trưởng 60 ngày thì người nuôi chỉ bán được với giá 27 ngàn đồng/kg, so với giá sản phẩm là 40 ngàn đồng/kg. Tức người nuôi phải chịu lỗ khoảng 13 ngàn đồng/kg. Hiện nay, nếu bán đúng ngày xuất chuồng thì người chăn nuôi bị lỗ vốn, còn nếu cầm cự thì lại tốn chi phí khá cao để duy trì đàn.
Để hỗ trợ người chăn nuôi đối phó với nguy cơ lây lan của dịch cúm gia cầm, các phòng ban của TP Phan Thiết đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch. Vào chiều 4/3, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm.
Trong đó, để sát cánh cùng người chăn nuôi, TP Phan Thiết sẽ tăng cường việc kiểm tra các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung. Giám sát, kiểm tra các sản phẩm gia cầm nhập về các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố.
Để khắc phục ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, hiện nay các cơ sở chăn nuôi đang tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch, không để mầm móng bệnh xuất hiện. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều hộ nuôi cũng đang tích cực tìm đầu ra sản phẩm thông qua nhiều kênh phân phối trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, trên địa bàn huyện có 72 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô trang trại và tương đương trang trại, trên 100 hộ chăn nuôi số lượng lớn; tổng đàn gia súc trên 14 nghìn con, gia cầm trên 1,2 triệu con. Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chăn nuôi, nhưng Bảo Thắng cũng luôn phải đối mặt với những đợt dịch bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh dịch trên đàn gia cầm.

Điều này đã kích thích nông dân giữ vững và tăng đàn do những lợi ích kinh tế thu lại. Tuy nhiên, việc các công ty sữa đổ vốn lớn vào đầu tư trang trại để phát triển vùng nguyên liệu mới thực sự là cú hích giúp tăng trưởng đàn bò sữa.

Đó là những lý do đầy thuyết phục để gần một năm qua, những hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu mạnh dạn ứng dụng quy trình VietGap trong chăn nuôi bò sữa kể từ khi Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu milk) đủ điều kiện cấp chứng nhận vào tháng 11 - 2013.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.

Theo chân ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Bình, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi bò của anh Thủ tại khu vực Suối Nổ (thôn Bình Lộc 1). Trong trang trại rộng 3 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, anh Thủ đã dành đến 2 ha để trồng cỏ voi và 0,5 ha làm lúa nước.