Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Diện Tích Cà Chua Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Nhiều Diện Tích Cà Chua Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân
Ngày đăng: 13/10/2014

Thời điểm này nhiều người trồng cà chua Pháp lai TOMATO F1 MONGAL (T-11) ở thôn Tê Chử, xã Đồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) đứng ngồi không yên do trước đó, nhiều ruộng cà đang trồng xanh tươi bỗng héo rũ, xoăn ngọn, vàng lá, chết hàng loạt. Bà con cộng thêm lo lắng khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Cà chết hàng loạt -người trồng thiệt đơn, thiệt kép

Những ngày này, trên cánh đồng thôn Tây Chử, xã Đồng Thái, cùng với tranh thủ thu hoạch lúa mùa sớm, bà con nông dân tập trung khắc phục hậu quả những ruộng cà chua Pháp lai TOMATO F1 MONGAL (T-11) mới chết hàng loạt cách đây chưa lâu nhằm vớt vát lại những gì đã mất.

Chị Vũ Thị Thời, nông dân thôn Tê Chử nhiều năm có kinh nghiệm trồng cà, đang chăm bón mảnh ruộng trồng rau cải trên chân ruộng trồng giống cà Pháp lai leo dàn khung chữ A bị chết cách đây chưa lâu, buồn bã cho biết: không hiểu sao năm nay trồng cà chua lại khó đến thế.

Gia đình chị trồng 2 sào cà chua Pháp lai được hơn 1 tháng đang phát triển xanh tốt bỗng dưng nhiều cây cà héo rũ, xoăn lá, xoăn ngọn, nhánh, rồi chết dần không sao khắp phục được. Lúc đầu chỉ một số cây héo rũ, vàng lá, đốm cây rồi chết nhanh, nhưng sau lan rộng ra cả ruộng. Chị Thời đã dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật phun nhưng không hiệu quả, cuối cùng đành nhổ bỏ, trồng cây khác thay thế.

Chị Thời cho biết, không hiểu do thời tiết hay do hạt giống cà đưa vào gieo trồng bị kém chất lượng. Như những vụ trồng cà năm trước, vụ năm nay, gia đình chị Thời và nhiều gia đình khác ở thôn Tê Chử cùng mua hạt giống cà lai Pháp từ các đại lý về trồng với diện tích khá lớn, trung bình mỗi hộ 2 - 4 sào.

Cũng như gia đình chị Thời, nhiều người dân trong thôn Tê Chử trong hoàn cảnh tương tự. Gia đình ít cũng phải nhổ bỏ đi hơn 1 sào, gia đình nhiều 3 - 4 sào.

Mọi người đều chưa xác định được rõ nguyên nhân cà chua chết hàng loạt và rất lo ngại khi đưa thêm một số giống cà chua mới vào trồng thay thế. Theo các hộ trồng cà ở thôn Tê Chử cho biết, trung bình mỗi sào cà chua phải nhổ bỏ thiệt hại từ 1,5 tới hơn 2 triệu đồng. Với những gia đình trồng diện tích cà chua lớn, có thể thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Sớm xác định nguyên nhân để khắc phục

Đó là mong muốn chung của những hộ trồng cà chua ở thôn Tây Chử. Việc sớm xác định rõ nguyên nhân vì sao nhiều ruộng cà bị chết hàng loạt góp phần ổn định tâm lý người dân, đồng thời có định hướng, rút kinh nghiệm cho những vụ trồng năm sau đạt hiệu quả cao hơn, tránh thiệt hại cho người trồng màu.

Ông Đào Hữu Mão, trưởng thôn Tê Chử cho biết, thôn Tê Chử là địa phương đi đầu trồng cà chua của xã Đồng Thái và của huyện An Dương nhiều năm, với số hộ trồng cây rau màu lớn. Đến nay, toàn thôn có hơn 8 ha trồng rau màu các loại, trong đó riêng diện tích trồng cà chua hằng năm trung bình chiếm gần 5 ha, với gần 60 hộ.

Qua theo dõi của địa phương, những vụ trồng cà chua năm trước, người dân trong thôn Tê Chử trồng giống cà chua Pháp lai đem lại hiệu quả kinh tế cao so với những cây trồng khác. Theo thông lệ, khi cà chua sinh trưởng có thể cho thu hoạch kéo dài 5 - 6 tháng với hàng tấn quả/sào, đạt 10 - 12 triệu đồng/sào, cá biệt có hộ đạt 15 triệu đồng/sào.

Mọi năm, hầu hết diện tích cà chua của địa phương sinh trưởng, phát triển tốt, cây khỏe, quả sai, mã đẹp, cho thu hoạch nhiều đợt trong chu kỳ trồng.

Ông Mão cho biết thêm, do hiệu quả kinh tế cao từ trồng cà chua mang lại, nhiều hộ dân trong thôn Tê Chử còn thuê thêm diện tích đất ở thôn khác đưa giống cà chua này vào trồng, nhưng vụ này, nhiều diện tích cũng bị chết không thể khôi phục.

Thông thường trồng cà chua vụ hè thu bắt đầu từ cuối tháng 6 (âm lịch) và cho thu hoạch 5 - 6 tháng tới tháng giêng, tháng hai năm sau. Trong vụ trồng cà vừa qua, hầu hết bà con mua hạt giống từ Công ty TNHH sản xuất KDC về gieo sau đó đem trồng; một số hộ không gieo hạt, tìm mua cây giống có sẵn ở các đại lý cung ứng giống ở thị trấn An Dương và một số địa phương khác.

Trước thực trạng này, ông Mão đề nghị các cơ quan chức năng huyện An Dương, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Dương sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh rõ nguyên nhân dẫn tới việc nhiều diện tích cà chua của thôn bị chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng thành phố, huyện An Dương cần tăng cường công tác kiểm tra các đại lý cung ứng giống cây rau màu, thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời những sản phẩm không bảo đảm chất lượng, rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Có thể bạn quan tâm

Ồ ạt chặt bỏ cam sành Ồ ạt chặt bỏ cam sành

Hậu Giang hiện có trên 10.000ha cam sành, tập trung chủ yếu ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên diện tích này bị thu hẹp từng ngày bởi dịch bệnh vàng lá gân xanh đang tàn phá nặng nề.

04/05/2015
Nuôi bồ câu hiệu quả kinh tế cao Nuôi bồ câu hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây, mô hình nuôi bồ câu phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Đây là vật nuôi đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao.

05/05/2015
Ngành Chăn nuôi hội nhập đẩy mạnh tái cơ cấu Ngành Chăn nuôi hội nhập đẩy mạnh tái cơ cấu

Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2014 cho thấy những chuyển biến tích cực. Vì vậy, khắc phục điểm yếu và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong hội nhập.

05/05/2015
Ông Tân vượt khó làm giàu Ông Tân vượt khó làm giàu

Gần 20 năm về trước, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (SN 1959, ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc diện nghèo khó của địa phương. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng nên một cơ nghiệp với doanh thu mỗi năm 700 triệu đồng và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

05/05/2015
Người 'máu' nuôi nai Người 'máu' nuôi nai

Là thú y viên trực thuộc Trạm Thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) thường xuyên tiếp xúc vật nuôi nên trong huyết quản của anh luôn nóng cái “máu” chăn nuôi.

05/05/2015