Hiệu Quả Nuôi Rắn Ri Tượng Trong Thau Nhựa
Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.
Anh Trần Văn Phi, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân là một trong những hộ thực hiện việc nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa. Hình thức nuôi này giúp người nuôi dễ chăm sóc rắn và theo dõi sự phát triển của nó. Rắn không cắn lẫn nhau, tỷ lệ hao hụt rất thấp.
Người nuôi cũng có thể cho rắn sinh sản để nhân giống. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg, giá bán trung bình mỗi ký hơn 850.000 đồng. Riêng cơ sở của anh Phi, từ 20 con giống ban đầu, qua 2 năm anh đã có gần 50 con. Trọng lượng con lớn nhất hơn 3 kg. Bước đầu anh có thu nhập từ bán 50 con rắn giống hơn 5 triệu đồng. “Rắn ri tượng có sức sống tốt và tỷ lệ đạt đầu con khá cao”, anh Trần Văn Phi cho biết.
Thức ăn chủ yếu cho rắn là sử dụng cá phi có sẵn trong vuông nuôi tôm. Hiện nay, do nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh truyền thống phát triển mạnh, nên việc phát triển xen canh tôm, cá các loại rất phổ biến. Từ đó, nguồn cá phi trong vuông nuôi tôm rất dồi dào để làm thức ăn cho rắn. Anh Phi cho biết, để sử dụng cá phi làm thức ăn cho rắn thì phải tập cho rắn ăn cá phi từ khi rắn mới sinh để chúng quen dần với loại thức ăn này trong suốt quá trình nuôi.
Việc nuôi rắn theo kiểu này hiện nay cho thấy phù hợp với điều kiện nhàn rỗi của nhiều nông dân, hiệu quả tốt hơn nuôi trăn, ít tốn chi phí trong quá trình nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.
Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.
Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…
Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.