Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Ở Bằng Phúc
Dựa vào điều kiện tự nhiên của địa phương, anh Lèng Văn Lực ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc (Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ngựa sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.
Hiện nay đàn ngựa của anh Lực có 14 con (lúc cao điểm có 19 con), trong đó 3 mẹ chuẩn bị đẻ và 3 con ngựa hơn 1 tuổi chuẩn bị xuất bán. Sau hơn 2 năm gây dựng mô hình, anh đã bán ra thị trường 4 con ngựa, thu về khoảng 60 triệu đồng.
Bằng kinh nghiệm của mình, anh Lực chia sẻ: Chăn nuôi ngựa không quá khó, ngựa cũng ít xảy ra dịch bệnh, chi phí nguồn thức ăn ít, chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Thời tiết ở Bằng Phúc thường mưa và lạnh hơn so với các nơi khác nên ngựa con sinh trưởng, phát triển chậm hơn, người nuôi cần chú ý phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cho đàn ngựa.
Vào mùa lạnh, cỏ mọc ít nên anh Lực bổ sung thêm tinh bột từ ngô, trồng thêm cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn. Ngựa là con vật nuôi thuần, không phá hoại hoa màu, do vậy các khu vực đã trồng chè của địa phương đều có thể chăn nuôi ngựa. Đây là một điều kiện thuận lợi lớn để người dân có thể phát triển đàn ngựa.
Vật nuôi này có giá trị kinh tế cao, đồng thời có thể giúp ích rất nhiều cho việc chuyên chở, thồ các loại nông sản, củi, gỗ… Trong thời gian tới, anh Lực cho biết sẽ tiếp tục nhân đàn, đặc biệt là nhân nuôi giống ngựa bạch. Đây cũng sẽ là một hướng đi giúp gia đình anh có thêm thu nhập.
Hiện nay, tổng đàn ngựa của xã Bằng phúc có 170 con. Thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ngựa sinh sản của anh Lèng Văn Lực, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã bắt đầu tham gia nuôi ngựa cái sinh sản. Đã có 6 hộ nuôi ngựa với quy mô 5 con trở lên. Những tín hiệu này đang mở ra cho địa phương một hướng đi triển vọng, giúp người dân phát triển kinh tế hiệu quả, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.
Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.
Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.
Đến xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội) qua khu Bãi Tạ (thôn Sảo Hạ) nếu như trước năm 2010 nơi đây là khu lò gạch, ngổn ngang những gò đất, hố sâu do lấy đất và những ống khói cao ngất hàng ngày xả khói ra môi trường, giờ đây khi thành phố có chủ trương cấm đốt, sản xuất gạch tại các khu vực này thì thay vào đó là các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt đang đi vào hoạt động có hiệu quả.
Hôm qua 5.8, Tổng cục Biển & hải đảo (Bộ Tài nguyên - môi trường) phối hợp với Chi cục Biển & hải đảo Quảng Nam tổ chức hội nghị “Truyền thông về quản lý tổng hợp đới bờ (THĐB) cho dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ”. Hội nghị đã nêu một số bài học kinh nghiệm và đặt ra nhiều giải pháp hoàn thiện cơ chế, qua đó nâng cao công tác quản lý THĐB trong thời gian đến.