Người Nông Dân Mê Làm Giàu
Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.
Vừa chăm sóc giàn thanh long trĩu quả, ông Tiến vừa kể lại: “Năm 1984, vì gia cảnh nghèo đói nên tôi quyết định đưa gia đình vào Đồng Nai lập nghiệp. Làm lụng một thời gian dài, tích góp được chút ít vốn liếng, tôi đã mua 3 hécta đất nông nghiệp để trồng mì và điều. Nhờ đó, gia đình 6 miệng ăn không bị thiếu đói. Càng về sau, thu nhập càng được cải thiện nên gia đình tôi có của ăn của để”.
Ông Tiến không đơn thuần là người cần cù, chăm chỉ mà còn là người nhanh nhạy, nắm bắt được xu thế phát triển. Năm 2009, khi người dân ở Đồng Nai còn lạ lẫm với cây thanh long thì ông đã lặn lội ra Bình Thuận mua 400 gốc cây thanh long ruột trắng về trồng thử nghiệm. Hợp đất, hợp khí hậu nên thanh long phát triển nhanh và sớm cho thu hoạch.
Những năm sau đó, thanh long ruột đỏ có sức tiêu thụ lớn, giá trị kinh tế cao nên ông tiếp tục mở rộng diện tích thêm 1 hécta trồng trên 1 ngàn gốc thanh long loại này. “Mát tay” trồng trọt nên mỗi năm 1,4 hécta thanh long trắng và đỏ của ông Tiến cho thu hoạch từ 50 - 60 tấn. Trừ các khoản chi phí, ông lãi ròng khoảng gần 600 triệu đồng/năm.
Làm kinh tế giỏi nên ông Tiến luôn được người dân mến mộ. Nông dân trong và ngoài huyện cũng tìm đến vườn của ông để học hỏi kinh nghiệm. Những lần như vậy, ông lại nhiệt tình hướng dẫn, tặng tài liệu, thậm chí còn đến tận vườn của người học để hướng dẫn cách trồng và chăm bón.
Có thể bạn quan tâm
Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.
Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.
Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.
Để đảm bảo việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ thí điểm tỉnh Lạng Sơn một dự án xây dựng 1 kho chứa thuốc và 1 xe ô tô chuyên dụng để thu gom, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bị thu giữ.
Mặc dù chịu khó làm ăn nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, gia đình anh gần như lúc nào cũng thuộc diện nghèo nhất xóm. Cuối 2001, anh quyết định vào Nam kiếm sống mong có việc làm tốt, thu nhập cao nhưng được 6 năm thì tay trắng về quê.