Mô hình chăn nuôi nhỏ hiệu quả cao
Hiện trại chăn nuôi An Bình của anh Cường phát triển rất khả quan vì trứng chim cút và ấp trứng gà cung cấp con giống mới chỉ đủ phục vụ nhu cầu người chăn nuôi ở huyện Chơn Thành.
Từ nhiều năm nay, với diện tích chưa đầy 100m2, gia đình anh Cường nuôi khoảng 3.000 cút đẻ lấy trứng cung cấp cho tiểu thương ở chợ Chơn Thành và các vùng lân cận.
Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu từ 80 - 100 triệu đồng.
Theo anh Cường, việc nuôi chim cút lấy trứng cho hiệu quả kinh tế cao do chi phí đầu tư thấp, tốn ít nhân công và kháng bệnh tốt.
Để nuôi 3.000 chim cút thì chi phí đầu tư chuồng trại, thiết bị, dụng cụ và con giống hết 70 - 75 triệu đồng.
Sau 45 ngày trở lên là chim cút bắt đầu cho trứng và thời gian khai thác kéo dài từ 8 - 10 tháng.
Muốn thành công trong chăn nuôi chim cút lấy trứng là phải lựa chọn con giống tốt, bảo đảm điều kiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học như chuồng trại phải được thiết kế hợp lý, cao ráo, thông thoáng, không để môi trường ẩm thấp, có hàng rào cách ly với khu vực xung quanh, có hệ thống hố sát trùng, khử trùng định kỳ...
Nuôi dưỡng và chăm sóc 3.000 chim cút, mỗi ngày dành thời gian từ 4 - 5 giờ cho ăn và lấy trứng.
Tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, thường xuyên theo dõi sức ăn và các biểu hiện của bệnh để kịp thời có hướng xử lý.
Đồng thời phải đáp ứng nhu cầu nước uống và dinh dưỡng để chim cút cho năng suất trứng tối đa.
Hiện trại chăn nuôi của anh Cường sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 để xử lý mùi hôi và thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính, vừa bảo đảm tiêu hóa tốt, đẻ trứng sai vừa giảm thiểu ô nhiễm do chất thải.
Từ đó làm tối ưu hóa lợi nhuận thu về.
Trứng cút dễ tiêu thụ và giá ổn định nên anh Cường rất an tâm để đầu tư theo hướng này.
Anh cho biết, sắp tới sẽ đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn 2 - 3 lần hiện nay.
Bên cạnh nuôi chim cút lấy trứng, anh Cường còn đầu tư nuôi hơn 100 gà đẻ và hệ thống máy ấp nhằm cung cấp con giống chất lượng tốt cho khách hàng theo nhu cầu. Bình quân mỗi tháng anh xuất bán 2.000 gà giống, lợi nhuận 3 - 4 triệu đồng. Cùng với trứng chim cút và gà giống, mỗi năm gia đình anh thu từ 110 - 150 triệu đồng.
Mô hình nuôi chim cút lấy trứng và gà đẻ cung cấp con giống cho thị trường của anh Cường không lớn về quy mô nhưng cho tổng lợi nhuận hằng năm không nhỏ. Vì thế, người chăn nuôi trong tỉnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công, người chăn nuôi cần lưu ý nhất là tìm hiểu kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chim cút và gà giống. Đầu tư cho chăn nuôi không chỉ ở quy mô mà còn là tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đây luôn là mối quan tâm rất lớn cho những ai muốn thành công với nghề.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nuôi bò là mô hình có hiệu quả kinh tế khá cao, nên thu hút nhiều người nuôi. Việc chăm sóc bò cũng rất đơn giản, thức ăn chủ yếu thường là các loại cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho bò ăn thêm một số thức ăn khác.
Thị trường gạo “ấm” lên với giá gạo nội địa và xuất khẩu đều tăng đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản này thêm lo lắng, dẫn đến tình trạng hủy hợp đồng xuất khẩu ngày một tăng.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân).
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Phạm Văn Thức, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ kết quả ban đầu đạt được, anh Thức đang có kế hoạch đầu tư mở rộng tại nhà, đồng thời xin thành lập HTX để huy động nhiều người cùng tham gia.
Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.