Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà phê mất mùa, mất giá

Cà phê mất mùa, mất giá
Ngày đăng: 01/11/2015

Ông Nguyễn Văn Viên (thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm) có 2ha cà phê, hiện đã thu hoạch được khoảng 50% diện tích.

“Năm nay, cà phê có nước tưới của gia đình tôi chỉ được khoảng 2/3 diện tích, còn lại bị thiệt hại do nắng hạn.

Vì thế, dự kiến sản lượng chỉ đạt hơn 8 tấn, thấp hơn các năm trước 2 - 3 tấn”, ông nói.

Theo ông Viên, tuy mất mùa nhưng năng suất cà phê của gia đình ông cao hơn nhiều so với các hộ khác ở địa phương (khoảng 2,5 - 3 tấn nhân/ha).

Bởi ngoài việc đầu tư bài bản, giống cà phê ông trồng là giống cao sản, được trồng cách đây 6 năm nên toàn bộ diện tích đang đạt kỳ cao điểm thu hoạch.

Theo tính toán của ông, với hơn 8 tấn hạt thu được, giá bán ở mức 31.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình ông chỉ thu được khoảng 240 triệu đồng, thất thu gần 100 triệu đồng so với những năm trước.

Theo ông Lê Anh Quang, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Sơn Bình, toàn xã có hơn 135ha cà phê, trong đó 115ha đã cho thu hoạch.

Năm nay, nắng hạn kéo dài nên có khoảng 30ha không đảm bảo nước tưới, 85ha tuy có nước tưới nhưng vẫn bị giảm năng suất, chất lượng.

“Dự kiến, năng suất cà phê tại Sơn Bình năm nay chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha, giảm khoảng 0,5 - 1 tấn so với những năm trước.

Không chỉ năng suất thấp, hiện giá cà phê giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước”, ông Quang nói.

Được biết, ông Quang cũng trồng cà phê với 700 gốc trên diện tích 0,7ha.

Tính ra, với giá bán cà phê năm nay, ông chỉ thu được hơn 40 triệu đồng, thất thu hơn 15 triệu đồng.

Trong khi đó, xã Sơn Hiệp có gần 65ha cà phê, do nắng hạn nên khoảng 5ha trên địa bàn bị chết; phần diện tích còn lại tuy chủ động được nguồn nước tưới nhưng quả nhỏ, cây chậm phát triển.

Ông Trần Tấn Chóng - Chủ tịch UBND xã Sơn Hiệp cho biết: “Bao giờ cũng vậy, cà phê vào chính vụ thu hoạch giá đều xuống thấp, bởi thời điểm này lượng cà phê trong các hộ dân rất nhiều, các tỉnh Tây Nguyên cũng đang thu hoạch rộ cà phê”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, toàn huyện có gần 600ha cà phê, trong đó phần lớn diện tích đang cho thu hoạch.

Năm nay, nắng hạn đã khiến một số diện tích cà phê trên địa bàn bị ảnh hưởng, chủ yếu là do cây mất sức, cho quả nhỏ, chậm phát triển.

Ngoài ra, hầu hết diện tích cà phê trên địa bàn là giống cũ, già cỗi (chiếm 70%) nên năng suất đạt thấp.

Hiện nay, giá cà phê trên địa bàn huyện đang xuống thấp, chủ yếu do biến động chung của giá cà phê trong nước chứ không có chuyện nông dân bị ép giá.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do cà phê năng suất thấp, giá cả lại bấp bênh nên không ít hộ dân ở Khánh Sơn đang tính chuyện bỏ bớt diện tích cà phê để chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc tiêu.

“Huyện đã có định hướng, khuyến khích nông dân chuyển đổi toàn bộ diện tích cà phê giống cũ, năng suất thấp để thay thế bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.

Cùng với đó, chú trọng việc thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cà phê.

Ngoài ra, địa phương đang khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cà phê không phù hợp sang các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Hiếu nói.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Dễ Đạt Mục Tiêu 2,5 Tỷ USD Xuất Khẩu Tôm Dễ Đạt Mục Tiêu 2,5 Tỷ USD

Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

11/10/2013
Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

11/10/2013
Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

11/10/2013
Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên) Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên)

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

11/10/2013
Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

12/10/2013