Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 30 ha ngô mất mùa, người dân lo lắng

Trên 30 ha ngô mất mùa, người dân lo lắng
Ngày đăng: 01/11/2015

UBND tỉnh đã giao cho ngành nông nghiệp tỉnh chủ trì triển khai thực hiện.

Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh trực tiếp làm đầu mối nhận và cấp phát giống cho các huyện thông qua hệ thống khuyến nông huyện và phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các huyện.

Những bắp ngô có ít hạt.

Thực hiện chương trình này, huyện Sa Pa đã triển khai mô hình trồng ngô bằng 4 giống do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp, gồm HN68, HN88, MX10, LVN10…với số lượng 7.000kg.

Trong đó, chủ yếu là giống ngô LVN10, với số lượng 5.000kg, cung ứng cho bà con của 12 xã trong huyện.

Theo phản ánh của nông dân 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ, giống ngô LVN10 trồng vụ hè thu ra bắp có hạt rất ít, thâm chí nhiều diện tích không có hạt.

Thậm chí có nhiều bắp không có hạt.

Đồng chí Vàng A Vững, Chủ tịch UBND xã Bản Hồ cho biết: Giống ngô LVN10 lần đầu tiên được đưa vào trồng trên địa bàn, hiện đã vào vụ thu hoạch, song bắp chỉ nhỏ bằng ¼ so với các giống ngô khác, có bắp chỉ lưa thưa vài hạt, thậm chí có bắp không có hạt, mặc dù cây ngô phát triển rất tốt.

Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của UBND các xã, tại Bản Hồ và Thanh Kim, diện tích ngô mất mùa trên 30 ha.

Riêng xã Bản Hồ, vụ ngô hè thu này có 15 ha gần như bị “mất trắng”.

Nhiều hộ dân bỏ ngô tại cánh đồng không buồn thu hoạch…

Bà Lù Thị Út, thôn Bản Dền, xã Bản Hồ cho biết: Cây ngô phát triển tốt, thân to, cây cao quá đầu người, nhưng đến giai đoạn trổ cờ ra bắp thì bắp không phát triển và cây bị khô héo dần.

Nhà trồng 8kg giống chỉ thu được gần 1 tạ ngô hạt…

Nhà anh Đào Đức Tuấn, thôn Lave, xã Bản Hồ vụ này trồng 4 kg giống ngô LVN10, như chỉ thu hoạch được 4 bao ngô, nếu tẽ hạt… chưa nổi 50kg.

Anh Tuấn ngồi nhìn đống ngô vừa thu hoạch không khỏi lo âu, vì thời gian tới không có ngô để chăn nuôi, trong khi tiền vay mượn để mua phân bón và thuê thêm người trồng chưa thể trả được.

Cùng thôn La Ve, gia đình anh Lù Văn Sài cũng trồng 3kg giống ngô lai VN10, thì gần như mất trắng.

Dẫn chúng tôi lên nương ngô của gia đình, dù cây rất tốt, mỗi cây ra 2 bắp, nhưng bắp có rất ít hạt, thậm chí có bắp không có hạt… Mặc dù năm nay anh đã 3 lần bón phân đạm cho ngô và bỏ công chăm sóc rất nhiều.

Năm ngoái gia đình chỉ phải đong thêm 5 tạ ngô hạt để chăn nuôi, nhưng vì mất trắng ngô như này, năm nay anh phải mua trên 1 tấn ngô hạt.

Công đầu tư chăm sóc, tiền phân bón bỏ không, không thu lại được ngô hạt… Những nương ngô mất trắng vì trồng ở xa nhà, anh cũng không buồn thu cây về cho trâu ăn nữa mà bỏ cho cây khô trên nương.

Mặc dù, giống ngô được cấp không, bà con không mất tiền mua giống như mọi năm, nhưng người dân phải bỏ tiền mua phân bón, bỏ công chăm sóc, tính sơ bộ mỗi ha cũng chi phí khoảng 12 triệu đồng.

Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp sơ bộ, đã có trên 30 ha ngô của gần 600 hộ dân ở 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ bị thiệt hại không biết nguyên nhân do đâu.

Hộ nhiều nhất hơn 2 ha, hộ ít cũng thiệt hại vài sào.

Lý giải vì sao, cùng thời điểm xuống giống, 3 giống ngô HN68, HN88, MX10 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, ra bắp cho hạt đều; còn giống LVN10 thì “mất mùa”… theo ông Ninh Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết:

Đây là nguồn giống dự trữ quốc gia cấp không cho đồng bào, có thể do khâu bảo quản giống của bà con chưa tốt hoặc các địa phương chỉ đạo nhân dân trồng không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật.

Tuy nhiên, khi cấp giống cho bà con trồng, lực lượng khuyến nông các huyện đi kiểm tra đều thấy tỷ lệ ngô nảy mầm rất tốt…

Vì vậy, rất cần các ngành chức năng và chính quyền huyện Sa Pa vào cuộc tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân mất mùa trên diện tích ngô lai LVN10 trồng tại địa bàn 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ, cũng như có hướng giải quyết, khắc phục hậu quả, nhanh chóng thay thế cây trồng khác để đảm bảo an ninh lương thực.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

29/07/2013
Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.

06/09/2013
Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi

Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.

10/06/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình

Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

09/09/2013
Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

09/09/2013