Dẫn đầu phòng trừ rệp sáp bột hồng

Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến thời điểm hiện nay, huyện Sông Hinh không còn rệp sáp bột hồng gây hại.
Cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cùng với cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Hinh nghiên cứu rệp sáp bột hồng
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật, đầu tháng 4/2015, phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 7ha sắn ba tháng tuổi tại huyện Đồng Xuân, đến cuối tháng 4, rệp sáp bột hồng lây lan ra huyện Sông Hinh gây hại 70ha.
Đến tháng 6/2015, rệp sáp bột hồng lây lan gây hại 295ha, tỉ lệ hại từ 0,1 đến 90%, ở hầu hết các địa phương trong tỉnh (trừ TP Tuy Hòa).
Thời điểm tháng 6/2015, tại huyện Sông Hinh, rệp sáp bột hồng gây hại 105ha.
Để khống chế nguồn lây lan trên diện rộng, tháng 6/2015, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.
Sau khi Sở NN-PTNT triển khai, huyện Sông Hinh chỉ đạo 11 xã phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn, đồng thời thành lập ban chỉ đạo cấp xã.
Thông qua đó mở 14 lớp tập huấn cách ngắt ngọn sắn bị rệp sáp bột hồng tiêu hủy bằng cách gom đốt, với số nông dân tham dự lên đến 560 người.
Ông Nguyễn Văn Hồng, một nông dân trồng sắn ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh), cho biết: “Rẫy sắn gia đình tôi bị rệp sáp bột hồng, sau khi tập huấn về, tôi áp dụng cách ngắt ngọn sắn bị rệp sáp bột hồng tiêu hủy bằng cách gom đốt, khống chế được rệp sáp bột hồng, không lây lan”.
Không chỉ ông Hồng mà nhiều người trồng sắn ở huyện Sông Hinh áp dụng cách ngắt ngọn sắn bị rệp sáp bột hồng khống chế sự lây lan.
Chính vì vậy đến tháng 7/2015, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại tại huyện Sông Hinh từ 105ha xuống còn 68,8ha.
Trong khi đó, một số huyện như Sơn Hòa, diện tích rệp sáp bột hồng gây hại tăng từ 10ha lên đến 48ha; huyện Tuy An từ 4,5ha lên 20ha; huyện Đồng Xuân rệp sáp bột hồng gây hại nặng ở mức 140,6ha.
Sau một thời gian ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng, đến tháng 10 này, diện tích sắn trên địa bàn huyện Sông Hinh không còn bị rệp sáp bột hồng gây hại.
Ông Ma Tin ở xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) cho biết: Trong tháng 6/2015, 1.000m2 sắn của gia đình tôi bị rệp sáp bột hồng gây hại.
Sau khi được cán bộ kỹ thuật xã hướng dẫn cách phòng trừ bằng cách ngắt ngọn sắn bị rệp sáp bột hồng, tiêu hủy bằng cách gom đốt, nên sau đó không bị nhiễm rệp sáp bột hồng nữa, sắn phát triển tốt.
Vừa rồi, gia đình thu hoạch được 1,5 tấn sắn, năng suất không thua gì mấy năm trước.
Thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, cho biết: Hiện nay, rệp sáp bột hồng giảm mạnh, nguyên nhân ngoài việc tác động của yếu tố thời tiết có mưa và sự khống chế của ong ký sinh Anagyrus lopezi thì chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn cũng góp phần đáng kể.
Huyện Sông Hinh là địa phương đi đầu trong việc ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.
Một điều đáng lo ngại là hầu hết nông dân sử dụng cây sắn trên ruộng sắn nhà mình làm giống trồng vụ sau, trong khi đó rệp sáp bột hồng lây lan qua đường hom giống nên nguy cơ lây lan trong năm 2016 là rất cao.
Vì vậy, các địa phương nên sử dụng giống sắn mới cho năng suất cao, sạch bệnh để ngăn chặn sự gây hại của rệp sáp bột hồng trong những năm sau.
(Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên Đặng Văn Mạnh)
Có thể bạn quan tâm

Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.