Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Xã Suối Đá Tây Ninh Trồng Mì Bị Thiệt Hại Nặng

Nông Dân Xã Suối Đá Tây Ninh Trồng Mì Bị Thiệt Hại Nặng
Ngày đăng: 21/07/2014

Ông Nguyễn Hồng Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu) cho biết sau những cơn mưa vừa qua, chỉ riêng ấp Phước Bình 1 đã có khoảng 85 ha mì sắp đến ngày thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.

Ông Nguyễn Bình, ngụ ấp Phước Bình 1 than thở: “Tôi trồng 3,4 ha mì giống gần 9 tháng tuổi. Còn khoảng chừng 1 tháng nữa là thu hoạch nên dù có người mua nhưng tôi chưa bán. Không ngờ chỉ sau vài cơn mưa, rẫy mì của tôi và nhiều người xung quanh bị ngập úng. Tôi chạy đôn chạy đáo đi thuê người thu hoạch nhưng không có nhân công nên chỉ nhổ được không đầy một phần ba diện tích đã trồng. Phần còn lại thúi củ hết”.

Chúng tôi theo chân nông dân ra rẫy mì ở ấp Phước Bình 1. Tại đây còn khoảng 20 ha mì sắp đến ngày thu hoạch, trong đó có khoảng một phần ba diện tích mì héo rũ, nông dân bỏ “chết đứng” trên đồng vì củ đã hư hết. Phần diện tích còn lại đang chờ thu hoạch “được bao nhiêu hay bấy nhiêu”.

Một nông dân nhổ cho chúng tôi xem hàng chục bụi mì, nhưng tất cả củ đều nằm lại dưới đất, chỉ còn trơ cây. Trong số những nông dân có mì bị thiệt hại, nhiều người phải thuê đất với giá 27 triệu đồng/ha/năm để trồng mì.

Bà con nông dân ở đây cho biết, khu vực này không phải là vùng trũng, đã được trồng mì nhiều năm nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại như năm nay. “Mì bị hư vì mưa lớn liên tiếp nhiều ngày, nước rút không kịp. Tuy nhiên nguyên nhân chính là vì không có nhân công thu hoạch”, một nông dân rầu rĩ nói.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá, trong khoảng 85 ha mì bị thiệt hại, có khoảng 55 ha hư hại hoàn toàn, diện tích còn lại thiệt hại khoảng 50%. “Tuy nhiên, nông dân chỉ hy vọng gỡ gạc chút đỉnh tiền công thu hoạch thôi, chứ mì đã thiệt hại 50% rồi, nhổ lên nhà máy trừ 30% tạp chất, chữ bột không có nên giá bán cũng rẻ mạt”, ông Dũng nói.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

28/06/2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Cây Ăn Quả Làm Giàu Từ Mô Hình Cây Ăn Quả

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.

28/06/2013
Cách Nào Để Doanh Nghiệp Trồng Rừng Hiệu Quả? Cách Nào Để Doanh Nghiệp Trồng Rừng Hiệu Quả?

Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, những năm qua tỉnh ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia trồng rừng. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến thời điểm này, kết quả doanh nghiệp trồng rừng chưa thực sự khả quan, đó là chưa kể đến không ít dự án trồng rừng còn nằm “trên giấy”...

28/06/2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Ong Mật Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Ong Mật

Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.

28/06/2013
Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành Cho Trang Trại Nuôi Đa Loài Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành Cho Trang Trại Nuôi Đa Loài

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”

29/06/2013