Người Đưa Ếch Về Bản Xa Phó

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong một chuyến công tác lên Bắc Quang, tôi được anh Phạm Trung – Bí thư Huyện đoàn dẫn đến thăm mô hình nuôi ếch của anh Lý. Dẫn chúng tôi đi tham quan các bể nuôi ếch, anh Lý kể: Xem ti vi, đọc sách báo, anh đã bị thuyết phục bởi mô hình nuôi ếch. Theo các địa chỉ trên báo, anh lặn lội về tận Sơn La, rồi xuống Thái Bình, tìm đến các mô hình nuôi ếch tiêu biểu để học hỏi kinh nghiệm.
Năm 2012, trở về quê với vốn kiến thức học được anh mạnh dạn vay vốn, xây bể nuôi lứa ếch đầu tiên. Do ít vốn nên anh chỉ nuôi được 2.000 con, vừa làm vừa học hỏi, nhờ chăn nuôi đúng khoa học nên ngay năm đầu tiên anh đã có lãi 3-4 chục triệu đồng. Thấy hiệu quả, năm 2013 anh phát triển mô hình lên 6 bể nuôi, với lượng ếch thịt là trên 6.000 con.
Anh Lý cho biết: “Nuôi ếch rất lãi, mỗi ngày chỉ mất khoảng hơn 1 giờ cho ếch ăn (ngày 3 bữa), thay nước trong bể. Vốn đầu tư ban đầu không lớn, giá ếch thịt lại cao. Ếch thịt nuôi 3 tháng là được bán, từ khi nuôi hầu như tôi chưa gặp dịch bệnh”.
Năm 2013, anh nuôi 6.000 con ếch thịt, thu về trên 60 triệu đồng, chưa kể 30 triệu đồng bán ếch giống. Anh Lý cho biết, ếch thương phẩm rất dễ bán, chủ yếu cung cấp cho các cửa hàng ăn lớn trên huyện, nhiều lúc cháy hàng.
Từ thành công bước đầu của mình, anh đã chia sẻ, hướng dẫn nhiều thanh niên trong xã cùng làm. Anh Phạm Trung cho hay, Lý đang có dự định mở rộng trang trại nuôi ếch, Huyện đoàn sẽ tạo điều kiện cho anh vay vốn để thực hiện ước mơ của mình.
Related news

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.

Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.

Để bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Ban Chỉ đạo phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi huyện Chợ Đồn đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương chủ động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra...