Nghiên Cứu Giống Tôm Có Khả Năng Kháng Bệnh

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Theo đó, TransGenada sẽ dùng khoản tài trợ này để tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm tạo ra các dòng tôm thẻ chân trắng mới có khả năng miễn dịch (bằng cách sử dụng cơ chế sẵn có của tôm để tạo ra các đặc điểm gen riêng biệt). Nhờ vào những tiến bộ công nghệ sinh học mới nhất, hệ miễn dịch của các dòng tôm này sẽ được củng cố để có thể chống lại một số bệnh nguy hiểm. Công nghệ mà TransGenada sử dụng cho phép tăng cường khả năng kháng bệnh trên tôm, chống lại các dịch bệnh có thể xảy ra. Ông Jeremy Ellis, Giám đốc điều hành
Công ty TransGenada cho biết “Mục tiêu của chúng tôi khi bắt tay vào nghiên cứu Dự án này là để giúp đổi mới ngành nuôi tôm. Chúng tôi tin rằng công nghệ của chúng tôi không chỉ mang lại tiềm năng lớn cho ngành nuôi tôm mà còn góp phần tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng. Do vậy, chúng tôi đánh giá cao sự tin tưởng mà Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi, cũng như mong đợi được thấy thành quả mà sản phẩm của chúng tôi mang lại”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...

Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.

Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với trồng trọt. Do đó, trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị thì ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.