Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Dân Thẫn Thờ Nhìn Ngô Không Hạt

Người Dân Thẫn Thờ Nhìn Ngô Không Hạt
Ngày đăng: 02/06/2014

Cánh đồng xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) trải dài màu xanh xám của ngô đến kỳ thu hoạch. Cây tốt, bắp đều, râu ngô nâu dài phất phơ. Chỉ có điều tước vỏ chẳng thấy hạt đâu.

Vậy là mô hình hợp tác gia công sản xuất hạt giống ngô LVN 23 giữa người dân 3 xóm với Viện Nghiên cứu ngô Trung ương (Đan Phượng- Hà Nội) coi như thất bại. Công sức mấy tháng trời đổ ra sông, suối. Nhìn ngô có bắp, không hạt, người dân xót lòng, mong muốn có câu trả lời thỏa đáng từ Viện Nghiên cứu ngô.

Vào tháng 2/2014, Viện Nghiên cứu ngô Trung ương và người dân xóm Khoang, Vỏ, Bọ ký hợp đồng gia công sản xuất ngô giống. Theo hợp đồng này, Viện Nghiên cứu ngô T.Ư cung cấp hạt giống ngô bố, mẹ để người dân địa phương gia công sản xuất giống cho Viện. Viện Nghiên cứu ngô cử cán bộ, chuyên gia trực tiếp cấp giống, tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình kỳ thuật sản xuất hạt giống ngô.

Đồng thời bảo đảm tiếp nhận hạt giống ngô F1 sau thu hoạch khi đạt tiêu chuẩn theo quy định và cứ 1 kg hạt ngô sẽ được mua với giá 10.000 đồng. Trong trường hợp người dân không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, dẫn tới phải hủy, bỏ ruộng giống, người dân sẽ phải bồi thường toàn bộ giá trị Viện Nghiên cứu Ngô đã đầu tư.

Sự hợp tác được thực hiện trong vụ xuân 2014, trên diện tích 3,1 ha với 75 hộ nông dân thuộc các thôn Khoang, Vỏ, Bọ tham gia. Gia đình anh Bùi Văn Tin, cùng mấy anh em xóm Khoang trồng gần 2 kg ngô giống trên diện tích khoảng 3.000 m2. Đến nay, cây ngô cho bắp nhỏ hơn bình thường và chẳng có hạt.

Anh Tin cho biết, cán bộ của Viện Nghiên cứu ngô hướng dẫn kỹ thuật từ đầu đến cuối, họ bảo: mỗi cây cho 1 bắp, mỗi bắp có thể nặng từ 1,5-1,8 kg. Thế nhưng đến kỳ thu hoạch nhìn ruộng ngô cháy dưới nắng, chắng có hạt mà quặn lòng.

Trưởng thôn Khoang Bùi Văn Khuyến cho biết: Theo lý thuyết chúng tôi được cung cấp, hiệu quả trồng ngô gấp 3 lần trồng lúa. Bà con hưỏng ứng khá cao tham gia trồng ngô.

Người dân bắt đầu trồng ngô xuân từ ngày 9,10/2/2014. Trong quá trình trồng, cán bộ của Viện Nghiên cứu ngô hướng dẫn bà con kỹ thuật, trồng hàng cách hàng 0,6 m, cây cách cây từ 0,2-0,25 m. Quá trình sản xuất phát sinh vấn đề là: Cây ngô bố (ngô đực) lại trổ cờ trước ngô mẹ (ngô cái) khoảng 10 ngày. Theo đó, khả năng thụ phấn thấp.

Cán bộ kỹ thuật biết việc này và hướng dẫn bà con buộc cờ ngô đực lại để có phấn thụ cho ngô cái. Và bà con đã đi buộc cờ ngô bằng dây chuối, dây rừng. Nhưng ngay sau đó có người cũng ở Viện Nghiên cứu ngô khi kiểm tra lại bảo phải tháo ra không cờ ngô sẽ thối.

Cán bộ kỹ thuật lại bảo bà con không tuân thủ quy trình. Người dân chẳng biết làm sao. Đến nay cây chẳng có bắp. Người dân đã nhiều lần gọi điện thông tin về cây ngô không bắp, thế nhưng cán bộ Viện Nghiên cứu ngô cứ bảo vài ngày sẽ xuống kiểm tra, đến nay vẫn chưa xuống.

Cả vùng trồng ngô chỉ có 3-4 hộ là bắp ngô thi thoảng có hạt. Trông ruộng ngô ngày càng héo dưới nắng nóng mà xót của. Nhiều người đã cắt ngô về cho trâu bò ăn. Hiện, bà con trồng ngô mong muốn có câu trả lời từ Viện Nghiên cứu ngô.


Có thể bạn quan tâm

Cần Mẫn Nghề Nuôi Ong Cần Mẫn Nghề Nuôi Ong

Tuy nhiên, ban đầu sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ trong phạm vi gia đình hoặc bán lẻ ở địa phương vì số lượng ít, chưa được xem như một phương thức làm kinh tế. Đến nay, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nghề nuôi ong có bước phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, các sản phẩm từ ong, đặc biệt là mật đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

14/01/2015
Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa

Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.

14/01/2015
Đẩy Mạnh “3 Chống” Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) Đẩy Mạnh “3 Chống” Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và vật nuôi trong vụ Đông - xuân này, các ngành chuyên môn của huyện đang tích cực triển khai công tác “3 chống”, đó là: Chống đói, chống rét và chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân.

14/01/2015
Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách "Ngược Đời" Của Công Ty Thu Mua Sữa

Sáng 10-1, hàng chục xã viên hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), bức xúc đổ bỏ sữa tươi ngay tại khu vực thu mua sữa của công ty CP sữa Đà Lạt (Dalat Milk), phản đối việc Công ty ra thông báo hạn định mức thu mua sữa tươi kiểu “thắt vú bò”.

14/01/2015
Nghề Mới Xuất Hiện Ở Nông Thôn Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao Nghề Mới Xuất Hiện Ở Nông Thôn Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao

Từ hơn 1 năm nay, ở xã Lộc Ninh (Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) xuất hiện một trang trại nuôi vịt trời với số lượng lớn. Trang trại này do ông Nguyễn Thanh Tuyến - 43 tuổi, ngụ ấp Lộc Tân làm chủ. Từ việc lên mạng tìm hiểu, học hỏi, ông Tuyến đã tìm ra một hướng đi mới là nuôi vịt trời, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới cho nông dân.

14/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.