Người dân sẽ dễ dàng tiếp cận Đề án 1.000 hơn
Xin ông cho biết những vướng mắc chủ yếu mà UBND tỉnh đã cho chủ trương tháo gỡ ?
- Trên cơ sở họp Ban chỉ đạo Đề án 1.000 đã đánh giá, đúc kết các vấn đề vướng mắc lớn cần tháo gỡ là quy trình thẩm định và địa bàn thực hiện trong thời gian qua.
Từ đó, chúng tôi đã trình UBND tỉnh xem xét ban hành chủ trương giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.
Cụ thể là đơn giản hóa quy trình, thủ tục thẩm định cho vay đối với các hộ dân; mở rộng địa điểm triển khai các hợp phần của đề án đến tất cả các xã trong toàn tỉnh theo nhu cầu chuyển đổi của người dân;
\K cả việc điều chỉnh một số chỉ tiêu của các hợp phần đối với huyện, thị xã và thành phố không triển khai được, nhu cầu thấp sang các đơn vị khác có điều kiện thực hiện.
Cụ thể là các vấn đề lớn kể trên đã được điều chỉnh, thay đổi ra sao, thưa ông ?
- Trước đây, quy trình thẩm định cho vay thực hiện rất nhiêu khê. Có khi một hộ được giải ngân vốn phải mất từ 1 tháng trở lên nên gây phiền hà, trở ngại cho người dân.
Vì thế, điểm mới của việc điều chỉnh lần này chính là tập trung rút ngắn thời gian thực hiện kéo dài tối đa trong 19 ngày làm việc, trong đó quy định chỉ 7 ngày đối với ngân hàng nhằm góp phần giúp cho người dân nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn vay để triển khai thực hiện.
Mặt khác, bước đầu Đề án 1.000 gói gọn trong 11 xã nông thôn mới, trường hợp không đủ thì mở rộng ra thêm 10 xã nhóm 2 nên có nhiều đơn vị không thể tham gia được hết 4 hợp phần của đề án.
Vì thế, lần này tỉnh đã thống nhất chủ trương mở rộng địa bàn, cũng như điều chỉnh một số chỉ tiêu của các hợp phần cho sát hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm giúp cho bà con có điều kiện tiếp cận với Đề án 1.000 được dễ dàng, thuận lợi hơn.
Thưa ông, điều đó có tác động thế nào đối với tình hình triển khai thực hiện Đề án 1.000 hiện nay của tỉnh ?
- Một tín hiệu đáng mừng là sau khi tỉnh cho chủ chương điều chỉnh quy trình thẩm định cho vay, cùng với việc mở rộng địa bàn đã nhanh chóng tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc lớn đã gây ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ triển khai thực hiện Đề án 1.000 trong thời gian vừa qua.
Theo đó, chỉ trong vòng gần 1 tháng, số lượng đăng ký tham gia thực hiện 4 hợp phần của Đề án 1.000 mà chúng tôi vừa nắm được hiện đã tăng thêm 300 hộ; đặc biệt là sự chuyển biến tích cực của công tác giải ngân. Khi mà trước đây gần 1 năm nhưng toàn tỉnh chỉ giải ngân được có 305 hộ; còn bây giờ với khoảng thời gian ngắn mà số lượng giải ngân đã tăng hơn 102 hộ so với tháng rồi.
Vậy kỳ vọng lớn nhất của ngành nông nghiệp đối với Đề án 1.000 lúc này là gì, thưa ông ?
- Hiện ngành nông nghiệp chúng tôi đang kỳ vọng rất lớn vào sự đột phá quan trọng từ Đề án 1.000 trong thời gian tới. Bởi đây là đề án thí điểm trong tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nhà.
Qua đó, đề án sẽ góp phần giúp cho ngành nông nghiệp có cơ sở đúc kết kinh nghiệm và định hướng phát triển trong giai đoạn 5 năm tới; nhất là chọn lựa ra mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn Hậu Giang mang tính “dài hơi” hơn.
Qua đây, ông có kiến nghị, đề xuất gì thêm đối với quá trình triển khai thực hiện Đề án 1.000 trong thời gian tới ?
- Với kỳ vọng lớn như thế nên chúng tôi đề nghị các ngành có liên quan, cùng các địa phương cần tiếp tục quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và giám sát thật kỹ quá trình triển khai thực hiện đề án trong thời gian tới.
Còn bà con cần xác định khi tham gia Đề án 1.000 là mình đã được thụ hưởng các chính sách của nhà nước nên phải tích cực phát huy vai trò quyết định mô hình sản xuất thông qua việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích; đồng thời thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Vụ lúa TĐ có hơn 63.230 ha (tăng hơn 13.000 ha so kế hoạch) đang thu hoạch, năng suất bình quân đạt 5,1 tấn/ha. Tính trong 9 tháng đầu năm 2014 sản lượng lúa thu hoạch đạt hơn 1,33 triệu tấn, tăng hơn 70.650 tấn so với cùng kỳ. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Cần Thơ tiếp tục gia tăng năng suất và sản lượng lúa.
Đêm 5/10, trên địa bàn xã Minh Lập (huyện Chơn Thành), Quang Minh và Tân Hưng (huyện Hớn Quản), đã xảy ra những cơn mưa dông, kèm lốc xoáy khiến hàng chục ngàn cây cao su từ 10-12 năm tuổi, đang trong kỳ khai thác bị gãy đổ. Còn tại các xã Lộc Phú, Lộc Quang (huyện Lộc Ninh), mưa dông cũng khiến hàng chục ngàn nọc tiêu của người dân bị hư hại nặng.
Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có văn bản gửi Cục Trồng trọt, Thanh tra Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Cần Thơ và Hậu Giang đề nghị có biện pháp quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc.
Trong 7 tháng đầu năm 2014, nhìn chung, kim ngạch XK hạt tiêu của Việt Nam sang các nước khu vực Nam Á đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013: Ấn Độ tăng 109,66%; Pakistan tăng 211,13%; Banladesh tăng 410,94%; Nepal tăng 748%; Sri Lanca tăng 460%.
Ông Cao Văn Ly, xã Eatrol, một người trồng cà phê cho biết, với mức giá cà phê hiện nay thu mua tại vườn khoảng 7.500 đ/kg quả tươi, cao gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái, năng suất trên 10 tấn/ha, sau khi trừ tất cả chi phí nông dân có mức lãi khá.