Người Dân Quảng Bình Bắt Được Sư Tử Biển
Khi đang trên đường trở về sau chuyến đi biển dài ngày, gia đình anh Nguyễn Văn Diện ở thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã bắt được một con Sư tử biển nằm phơi nắng trên một mỏm đá tại vùng biển Mũi Độc - Hà Tĩnh.
Thông tin trên được ông Lê Minh Tuấn, Phó phòng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, cho biết ngày 8/8. Theo tin từ ông Tuấn, con Sư tử biển nặng hơn 20 kg, dài 90 cm, màu tro. Hiện nay, gia đình anh Diện đang đào ao để nuôi, mỗi ngày Sư tử biển ăn hết 2 - 3 kg cá tươi.
Đây là lần đầu tiên ngư dân Quảng Bình bắt được Sư tử biển. Sau khi nghe tin, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có mặt để xác minh: đây là loài Sư tử biển chuyên sống tại vùng ôn đới, biển Việt Nam không có loài này. Theo ông Tuấn, có khả năng con Sư tử biển này bị trôi dạt theo dòng nước nên người dân bắt được. Khi bị bắt, Sư tử biển bị đỏ một bên mắt và hiện nay rất khỏe mạnh.
Ông Tuấn cho biết thêm: Phòng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã vận động gia đình anh Diện trả Sư tử biển về với tự nhiên và sẽ liên hệ với Viện Hải Dương học Nha Trang hoặc Hải Phòng để có biện pháp xử lý vụ việc này
Có thể bạn quan tâm
Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.
Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.
Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.
Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.
Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.