Người Dân Huế Lao Đao Vì Tôm Nuôi Chết

Ngày 18-5, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đã có 50ha tôm sú nuôi từ 40-50 ngày tuổi bị bệnh môi trường và đốm trắng làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống khiến người dân lao đao.
Tôm chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang 30ha và huyện Phú Lộc 20ha hiện đã xử lý bằng clorin và rải vôi xung quanh ao nuôi. Nguyên nhân chính khiến tôm nuôi chết là các ao, hồ không được rửa sạch trước khi thả giống; nắng nóng và mưa giông kéo dài những ngày qua là điều kiện thuận lợi để các ký sinh trùng sinh sổi nảy nở.
Ngoài ra, các hộ nuôi thả cá xen ghép tôm mật độ quá dày khiến tôm, cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.