Sản xuất, chế biến lúa gạo bền vững tại Việt Nam

Đây là chủ đề được hơn 200 đại diện đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm những giáo sư hàng đầu, học giả, nhà nghiên cứu và những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đánh giá cao tại “Hội nghị toàn cầu sản xuất bền vững” vừa diễn ra tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Với tham luận “Tính khả thi của sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp chế biến lúa gạo Việt Nam”, ông Trần Quốc Công, cán bộ nghiên cứu của Đại học Bách Khoa TP.HCM chia sẻ: Trên thị trường quốc tế, giá trị gạo của Việt Nam vẫn còn khá thấp trong khi chi phí sản xuất quá cao, đặc biệt là chi phí năng lượng.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên một nhà máy chế biến gạo thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam, nhà máy đã không quản lý được chi phí tiêu thụ năng lượng. Cụ thể, mức tiêu thụ năng lượng thực tế cao hơn nhiều so với mức điện năng tiêu thụ quy định theo tiêu chuẩn. Trong khi, mức tiêu chuẩn của điện năng tiêu thụ là 23-30 Kwh thì các báo cáo hàng tháng cho thấy nhà máy sử dụng 50 - 60 Kwh để sản xuất 1 tấn nguyên liệu.
Ông Công cũng nhấn mạnh, để sản xuất chế biến lúa gạo bền vững không chỉ ở vấn đề quản lý tiêu thụ năng lượng, việc quản lý chất thải và ô nhiễm cũng là một trong những vấn đề cấp bách nhất của ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, dẫn đến lãng phí nguồn lực, tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm, tác động xấu đến môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như uy tín doanh nghiệp.
Ông Trần Quốc Công trình bày tại hội nghị
Đề xuất giai pháp ông Công nhấn mạnh: “Tính bền vững trong sản xuất không phải “đao to búa lớn” mà chỉ là quan tâm thay thế một số những thói quen cũ, những ý thức cũ, phá bỏ một số lề lối cũ bằng những tư duy đổi mới, sáng tạo và đầy sự chủ động, tính toán khoa học, an toàn và lâu dài. Đó là một trong những khía cạnh chính của sản xuất bền vững mặt hàng lúa gạo cũng như các loại nông sản khác…
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.