Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Báu Vật Của Nhiều Gia Đình Dân Tộc Thiểu Số Ở Bắc Cạn

Báu Vật Của Nhiều Gia Đình Dân Tộc Thiểu Số Ở Bắc Cạn
Ngày đăng: 15/05/2014

Hươu dễ nuôi, không mất tiền đầu tư chăm sóc như những gia súc khác. Mỗi năm hươu cho cắt nhung (sừng non) hai lần và bán với giá cao cho nên được coi là “báu vật” của nhiều gia đình dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Cạn.

Anh Nông Kỳ Anh ở thôn Nà Cù, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông chia sẻ: “Năm 1993 bố tôi lặn lội vào tận Nghệ An mua hai con hươu giá gần trăm triệu về nuôi, sau đó phát triển lên bốn, năm mươi con. Chúng tôi lớn lên, lập gia đình riêng, bố tôi cho mỗi anh em mấy con “làm vốn” phát triển kinh tế”.

Hươu đã và đang là nghề nuôi mang lại thu nhập cao ở Bắc Cạn, hươu đực mỗi năm cho cắt nhung hai lần, mỗi lần bình quân được khoảng 0,5 kg, bán được khoảng mười triệu đồng. Mỗi con, một năm cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng, gấp nhiều lần so với những vật nuôi khác.

Vừa qua, chúng tôi đến đúng lúc gia đình anh Anh cắt nhung hươu bán cho khách hàng. Dường như mỗi khi cắt nhung, gia đình anh Anh như có “việc lớn”, phải nhờ năm - sáu thanh niên vào chuồng hươu cắt nhung bán trực tiếp cho khách hàng đến mua.

Sau khi thui, cạo sạch, đôi nhung hươu được thái từng lát mỏng ngâm vào bình với mật ong, mặc dù phải trả mười triệu đồng, nhưng người khách hàng từ thị xã Bắc Cạn đến mua vẫn tỏ ra tâm đắc, ôm khư khư bình nhung hươu sợ tuột tay rơi vỡ. Ông cho biết, phải đặt trước hơn một tháng mà nay mới mua được nhung hươu về cho bố bồi bổ.

Nhà nuôi gần mười con hươu nhưng gia đình anh Anh vẫn nhàn tênh, tranh thủ buổi trưa hoặc chiều muộn ra vườn cắt ôm cỏ voi, lá xoan, lá rừng... về cho hươu ăn. Chuồng nuôi đơn giản, nền lát xi-măng, chia làm nhiều ô, mỗi ô chừng 10m2, bốn góc dựng bốn cột gỗ, hoặc cột xi-măng, chung quanh lấy cây rừng buộc lại là thành chuồng nuôi.

Anh Nông Kỳ Anh chia sẻ: “Mỗi con hươu giống hiện nay có giá khoảng 25 triệu đồng. Hươu ít khi phải tiêm phòng bệnh, tuổi đời khoảng 25 năm. Hươu già không mọc nhung nữa thì thịt bán cho các nhà hàng với giá 500- 600 nghìn đồng/kg, xương hươu để nấu cao. Ba con được một nồi cao, nấu được khoảng hai kg, mỗi kg bán 20 triệu đồng”.

Nhờ nuôi hươu, từ hai bàn tay trắng, anh Anh đã làm được ngôi nhà khang trang, mua sắm đồ dùng sinh hoạt đàng hoàng, nuôi con ăn học - là ước mơ với nhiều gia đình nông thôn Bắc Cạn hiện nay.

Hươu rất ít khi mắc dịch bệnh, nuôi không vất vả, không phải đầu tư mua thức ăn, mỗi con cho cắt nhung từ 15- 20 năm nên bốn anh em anh Anh hiện nay đều nuôi hươu, người ít có bảy - tám con, người nhiều có hơn 20 con…

Bắc Cạn nhiều rừng núi, sẵn thức ăn cho hươu, nhưng ngoài bốn gia đình anh Anh thì trên địa bàn tỉnh chỉ có thêm một số hộ đang nuôi. Việc nhân rộng đàn hươu trên địa bàn hiện còn nhiều khó khăn, vì vốn đầu tư ban đầu khoảng 25 triệu đồng để mua một con hươu giống là vấn đề lớn với hầu hết các gia đình ở nông thôn trong tỉnh và ai có tiền cũng không có hươu giống để mua.


Có thể bạn quan tâm

Buồn vui nghề chăn nuôi Buồn vui nghề chăn nuôi

Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.

24/11/2015
Làm giàu từ nuôi rắn Làm giàu từ nuôi rắn

Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

24/11/2015
Thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững Thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững”.

24/11/2015
Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao

Nếu tận dụng tối đa các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.

24/11/2015
Khôi phục vị thế cây đậu nành Khôi phục vị thế cây đậu nành

Cùng với việc đưa các giống đậu nành chất lượng cao vào sản xuất, huyện Chư Jút, tỉnh Đắk Nông phối hợp với các doanh nghiệp, viện khoa học, trường đại học, trung tâm nghiên cứu… định hướng cho nông dân các giải pháp kỹ thuật về thâm canh, xen canh tăng năng suất.

24/11/2015