Người Chăn Gia Cầm Phấn Khởi Vì Được Giá

Từ đầu năm đến nay, các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh phấn khởi vì giá bán gia cầm thương phẩm không những ổn định mà còn tiếp tục tăng.
Theo đó, giá bán gà ta thương phẩm giao động từ 110-120 nghìn đồng/kg, gà lai 63-65 nghìn đồng/kg; vịt, ngan thịt từ 50-60 nghìn đồng/kg. Đây là thời điểm có giá bán gia cầm cao nhất kể từ giữa năm 2013 đến nay, đem lại nguồn thu không nhỏ cho người chăn nuôi. Hiện nay, các mô hình chăn nuôi với số lượng lớn tập trung vỗ béo cho đàn gia cầm để xuất bán chớp thời điểm giá cao; đồng thời thu vốn tiếp tục tái đàn.
Tuy nhiên, hiện nay thời tiết chuyển mùa rất dễ phát sinh dịch bệnh, các ngành chức năng của huyện Gia Bình khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm việc khử trùng tiêu độc chuồng trại trước khi nuôi thả, tiêm văc xin và chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chuồng trại đảm bảo thoáng mát cho đàn gia cầm phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...