Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy
Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.
Chị Hương ở xã Yên Thọ, huyện Như Thanh- Thanh Hóa cho biết, trồng mía bằng phương pháp xen canh lạc hoặc đậu tương có che phủ nilon tự hủy dễ làm, nhàn hơn cách trồng truyền thống, tuy chi phí có cao hơn nhưng bù lại năng suất mía đều tăng khoảng 25% (mía tơ đạt 118-120 tấn/ha, mía vụ 2 đạt 100 tấn/ha), lại có thêm nguồn thu từ đậu tương hoặc lạc (từ 1,1 đến 3 tấn/ha). Gia đình chị trồng 1ha mía xen, chi phí hết khoảng 25 triệu đồng, thực thu 55 triệu, còn lãi 30 triệu đồng.
Anh Bình, PCT xã Yên Thọ cũng trồng 4ha mía xen cho thu mấy trăm triệu đồng, đánh giá: Đây là biện pháp hữu ích trên đất đồi thiếu nước cần được nhân rộng trên các vùng trồng mía của cả nước.
Báo cáo của Cty CP Mía đường Lam Sơn cho biết: Được Cty hỗ trợ về vốn, giống, phân bón và cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn cụ thể, năm 2007 các xã Thiệu Trung, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Hòa (huyện Thiệu Hóa) đã chuyển đổi 64 ha đất ruộng vàn cao khó khăn về nước tưới, cấy lúa, màu kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu xen cây đậu tương cho kết quả tốt. Mía đạt năng suất trung bình 125 tấn/ha, cùng với giá mía nguyên liệu bán cho công ty là 500 nghìn đồng/tấn, thu nhập của nông dân trồng mía tăng hẳn.
Để thực hiện tốt qui trình trồng mía xen lạc hoặc đậu tương có che phủ nilon tự hủy, theo khuyến cáo của PGS. Đoàn Thị Thanh Nhàn (ĐH NN1), tác giả của phương pháp này thì ngoài kỹ thuật trồng mía thông thường bà con cần chú ý thêm một số điểm sau đây:
- Các loại nilon tự hủy được làm từ tinh bột hoặc xenlulô nhưng tốt nhất là từ tinh bột. Nilon khi đem che phủ cho đậu tương hoặc lạc có tác dụng ngăn không cho cỏ dại phát triển, giữ ẩm cho đất và có khả năng làm tăng nhiệt độ trong đất từ 3-6 độ C giúp cho cây nhanh mọc mầm và khi ra hoa cây lạc dễ dàng đâm tia xuyên qua lớp nilon mỏng để chui xuống đất tạo quả.
Loại nilon này sau từ 3-4 tháng dưới tác dụng của mưa, nắng sẽ tự phân hủy và hoà tan vào trong đất mà không hề gây ảnh hưởng đến đất hoặc môi trường sinh thái. Nilon được trải theo chiều dọc luống đậu, căng đều và dùng đất chèn kỹ 2 bên mép luống cho khỏi gió bay. Rạch nilon có đường kính khoảng 10cm tạo điều kiện cho đậu mọc mầm, sinh trưởng, phát triển tốt sau gieo khoảng 1 tuần.
Chú ý tưới đủ nước cho đậu tương vào thời kỳ ra hoa và làm quả để đạt năng suất cao nhất. Thu hoạch xong quả thì dùng cây đậu tương để tủ giữ ẩm cho mía rất tốt. Loại nilon tự hủy hiện đã có nhiều đại lý vật tư nông nghiệp trên cả nước bán từ hàng nhập nội của Trung Quốc với giá khoảng 40.000-50.000 đồng/kg;1ha mía trồng xen sử dụng hết khoảng 100-120kg.
- Giống mía: Bà con nên sử dụng các giống mía có tiềm năng cho năng suất cao, có khả năng chịu hạn, chịu thâm canh trên những vùng đất đồi, đất bãi, đất ruộng như: ROC10, ROC16, ROC23, VN84, Viên Lâm 3, Quế Đường 94, 109, 194...
Để đảm bảo cho mía sinh trưởng, phát triển tốt, trước khi đặt hom xuống rãnh, bà con chấm 2 đầu hom mía vào vôi bột để sát trùng. Các hom mía được xếp theo hình nanh sấu trong rãnh so le nhau, các mầm mía hướng sang 2 bên rãnh trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho mía nhanh chóng phát triển. Lấp đất bột phủ đầy các hom mía trong rãnh.
- Trồng xen đậu tương: Chọn các giống đậu tương có năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, thấp cây (dưới 50cm để không ảnh hưởng đến sinh trưởng giai đoạn đầu của cây mía) thích hợp với vụ xuân như các giống ĐT12, ĐT84, ĐT22, VX92, AK02, AK04...
Sau khi đã trồng mía xong, bà con rạch 1 hàng sâu 8-10cm thẳng giữa 2 hàng mía, rắc vôi bột và bón lót bằng phân chuồng, phân đạm, lân, kali và thuốc trừ mối rồi lấp một lớp đất bột dày 3-4cm, tưới nước đủ ẩm theo rạch trước khi gieo hạt đậu tương. Hạt được gieo theo hốc cách nhau 10-12cm trên rạch đã bón phân, mỗi hốc gieo 3-4 hạt rồi lấp 1 lớp đất mỏng để che hạt.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.
Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.
Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.