Người biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ
Bà Trần Thị Nhường chăm sóc lợn con ở khu chuồng riêng.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, chỉ tay về những khu chuồng được thiết kế hiện đại, bà Nhường cho biết, bà bắt đầu nuôi lợn từ năm 2007. Khi đó vùng này là một khu đất trũng, cấy lúa vụ được vụ mất, nên bà con chán bỏ hoang. “Tiếc đất tôi bàn với chồng xin UBND xã thầu lại với ý định làm trang trại nuôi lợn.
Lúc đầu chưa có vốn tôi chỉ nuôi 20 con lợn nái và vài chục lợn thịt, rồi nhân dần lên” – bà Nhường nhớ lại. Cuối năm 2007, bà xuất lứa lợn giống và lợn thịt đầu tiên lãi gần 100 triệu đồng, khiến cả nhà ai cũng vui, háo hức chăm lợn. Năm 2008, trang trại gặp dịch tai xanh, lỗ 200 triệu đồng.
Sau “vận đen”, bà Nhường đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và mở rộng quy mô chuồng trại. Suy nghĩ “chăn nuôi quy mô lớn sẽ tiết kiệm được cám, thời gian, tiền điện…” nên đầu 2009 bà quyết định nâng đầu lợn nái lên 50 con.
Hướng mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả, cuối năm 2013, bà quyết tâm hiện đại hóa hệ thống chuồng trại bằng cách thế chấp nhà cửa vay 4,2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư nâng cấp trang trại.
Bà Nhường cho biết, hiện bà đang nuôi 150 con lợn nái cao sản, hơn 1.000 con lợn thịt, mỗi năm xuất hàng nghìn lợn giống và hàng chục tấn lợn hơi ra thị trường. Bà Nhường nhẩm tính: “Hiện giá bán lợn hơi từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, lợn giống 24 ngày tuổi 1,5 triệu đồng/con.
Trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi lãi gần 1 tỷ đồng”. Hiện trang trại bà đang tạo việc làm cho 8 lao động, với mức lương 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài chăn nuôi lợn, bà Nhường còn thả cá rô phi đơn tính trong ao để ăn thức ăn thừa, vương vãi từ đàn lợn. Mỗi năm bà xuất bán 2 lứa cá cho thu lãi hơn 40 triệu đồng/lứa.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Đông Sơn (TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) được cải thiện đáng kể nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có mô hình trồng dưa hấu.
Những năm gần đây, thị trường cá tra bất ổn, khiến cho người nuôi cá da trơn vùng ĐBSCL lao đao. Họ đang phải cân nhắc và tìm hướng đi mới cho cái nghề đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro này.
Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.
Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.