Người biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ

Bà Trần Thị Nhường chăm sóc lợn con ở khu chuồng riêng.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, chỉ tay về những khu chuồng được thiết kế hiện đại, bà Nhường cho biết, bà bắt đầu nuôi lợn từ năm 2007. Khi đó vùng này là một khu đất trũng, cấy lúa vụ được vụ mất, nên bà con chán bỏ hoang. “Tiếc đất tôi bàn với chồng xin UBND xã thầu lại với ý định làm trang trại nuôi lợn.
Lúc đầu chưa có vốn tôi chỉ nuôi 20 con lợn nái và vài chục lợn thịt, rồi nhân dần lên” – bà Nhường nhớ lại. Cuối năm 2007, bà xuất lứa lợn giống và lợn thịt đầu tiên lãi gần 100 triệu đồng, khiến cả nhà ai cũng vui, háo hức chăm lợn. Năm 2008, trang trại gặp dịch tai xanh, lỗ 200 triệu đồng.
Sau “vận đen”, bà Nhường đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và mở rộng quy mô chuồng trại. Suy nghĩ “chăn nuôi quy mô lớn sẽ tiết kiệm được cám, thời gian, tiền điện…” nên đầu 2009 bà quyết định nâng đầu lợn nái lên 50 con.
Hướng mở rộng quy mô chăn nuôi mang lại hiệu quả, cuối năm 2013, bà quyết tâm hiện đại hóa hệ thống chuồng trại bằng cách thế chấp nhà cửa vay 4,2 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư nâng cấp trang trại.
Bà Nhường cho biết, hiện bà đang nuôi 150 con lợn nái cao sản, hơn 1.000 con lợn thịt, mỗi năm xuất hàng nghìn lợn giống và hàng chục tấn lợn hơi ra thị trường. Bà Nhường nhẩm tính: “Hiện giá bán lợn hơi từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, lợn giống 24 ngày tuổi 1,5 triệu đồng/con.
Trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi lãi gần 1 tỷ đồng”. Hiện trang trại bà đang tạo việc làm cho 8 lao động, với mức lương 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài chăn nuôi lợn, bà Nhường còn thả cá rô phi đơn tính trong ao để ăn thức ăn thừa, vương vãi từ đàn lợn. Mỗi năm bà xuất bán 2 lứa cá cho thu lãi hơn 40 triệu đồng/lứa.
Related news

UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 1400/QĐ-UBND phê duyệt mở rộng dự án Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt Laisind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố.

Trung tâm Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân năm 2013-2014 tại Trại giống cây trồng Long Phú, huyện Long Phú. Hội thảo đã thu hút gần 500 nông dân, cán bộ kỹ thuật ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu…

Cùng với mở rộng diện tích vườn chuyên canh, tỉnh coi trọng việc nâng chất lượng nông sản thông qua chuyển giao kỹ thuật thâm canh, tỉa cành, tạo tán, áp dụng qui trình sản xuất theo tiêu chí VietGAP, cải thiện chất lượng giống cây ăn quả..., nhờ vậy, nhà vườn nâng thu nhập từ vườn cây ăn trái chuyên canh lên 100 đến 200 triệu đồng/ha/năm.

Phương thức gieo sạ hàng trong sản xuất lúa là một tiến bộ kỹ thuật với ưu thế giảm phần lớn công lao động nặng nhọc từ khi gieo mạ, cấy, lượng thóc giống, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa 7-10 ngày, năng suất tăng 10-15%... so với phương thức cấy truyền thống.

Với giá bán đầu ra khoảng 9.000 đồng/kg, năng suất 4 tấn/sào, đã có hộ trồng dưa hấu ở Cam Lâm (Khánh Hòa) lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, giá dưa bán tại ruộng đang hạ dần nên khả năng lãi lớn chỉ đến với những người bán sớm.