Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg

Vải thiều cực sớm giá cao, 30 nghìn đồng/kg
Ngày đăng: 16/05/2015

Đến thăm vườn vải thiều của gia đình bà Hoàng Thị Sáu, thôn Hòa Sơn, xã Cao Thượng vào một ngày giữa tháng 5, trong khi các cây vải khác quả vẫn còn xanh thì những cây vải cực sớm đã chín đỏ. Bà Sáu cho biết: “Gia đình tôi có ba cây vải cực sớm, vụ này thu được khoảng 3 triệu đồng”. Nếm thử trái vải đầu vụ, chúng tôi thấy hạt nhỏ, cùi dày có vị ngọt thanh.

Với 9 cây vải cực sớm, hộ ông Hoàng Văn Thái, thôn Hòa Làng, xã Phúc Hòa thu được gần hai tạ quả, giá 30 nghìn đồng/kg. Ông Thái chia sẻ: “Năm nay, do thiếu nước nên quả nhỏ hơn, quả thưa, bình quân được khoảng 20 kg/cây”.

Tương tự, hộ ông Hà Huy Bộ, thôn Thái Hòa, xã Phúc Hòa có 20/30 cây cho quả. Toàn bộ số vải này đã được thương nhân ở Lào Cai đặt mua cả vườn với giá bình quân 28 - 30 nghìn đồng/kg. Dự kiến, lứa vải này ông Bộ thu được hơn một tấn quả, trừ chi phí lãi gần 30 triệu đồng. Theo ông Bộ, chăm sóc giống vải cực sớm không khác so với vải sớm hay chính vụ. Giai đoạn vải mới ra hoa cần chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đo. Khi quả nhỏ thì quan tâm diệt sâu đục cuống quả, bón phân cân đối.

Ông Dương Văn Cường, cán bộ khuyến nông xã Phúc Hòa cho biết: “Trước đây nhà nào trong xã cũng trồng vải cực sớm. Giống vải này do người dân lấy mắt của cây vải sớm ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh) ghép trên gốc vải chính vụ. Dù giá bán cao hơn vải sớm từ 8 - 10 nghìn đồng/kg nhưng năng suất không ổn định, quả thường bị nứt nên người dân đã phá bỏ hàng loạt”. Đến nay nhà nhiều còn khoảng 20 - 30 cây, nhà ít thì vài cây, có nhà không giữ lại cây nào. Bên cạnh đó, nếu không khoanh vỏ cành đúng thời điểm thì vải cực sớm sẽ chín trùng vào thời điểm với vải sớm hoặc cây không cho quả. Năm 2014, nhuận hai tháng 9 nhưng một số chủ vườn không để ý, khoanh vỏ cành sớm khiến vải ra lộc mà không có hoa.

Mặc dù vải cực sớm khó chăm sóc và năng suất không cao nhưng đây là lợi thế để có thể rải vụ thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhà vườn mong muốn cán bộ chuyên môn nghiên cứu, hỗ trợ biện pháp khắc phục những hạn chế, nhất là cách chăm sóc để tránh hiện tượng nứt quả, nâng cao hơn nữa giá trị vải cực sớm.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

04/09/2014
Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

06/09/2014
Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

04/09/2014
Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

06/09/2014
Gạo Sạch Quế Lâm Vẫn Khó Đầu Ra Gạo Sạch Quế Lâm Vẫn Khó Đầu Ra

Làm ra hạt gạo là điều quen thuộc với người nông dân. Thế nhưng để sản xuất được “gạo sạch” là cả một quá trình không hề đơn giản. Việc tập đoàn Quế Lâm sản xuất thành công gạo hữu cơ đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân tỉnh TT- Huế.

04/09/2014