Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Kép

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Kép
Ngày đăng: 26/06/2014

Thời gian qua, hoạt động khai thác đánh bắt trên biển gặp khó khăn, sản lượng suy giảm cộng với giá bán các mặt hàng thủy hải sản lại giảm khiến nhiều ngư dân gặp khó...

Dù là vụ đánh bắt chính trong năm nhưng thời gian qua, nhiều tàu của ngư dân trở về với khoang vơi cá. Đây là điều bất ngờ với họ. Bởi nói như chủ tàu Lê Văn Cả, ngụ xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) hành nghề lưới vây ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì: “Vụ này mọi năm cá, mực rất nhiều. Thậm chí có chuyến tôi gặp liên tục mấy luồng cá lớn. Nhưng không biết sao năm nay mực, cá ít lắm”.

Vì lẽ trên mà liên tiếp 3 phiên biển (từ tháng 3 đến tháng 5), lượng cá tàu ông Cả đánh bắt được giảm 1/3 so với mọi năm nên bị lỗ tổn. Thế nên chuyến biển vừa rồi, 2 con tàu có công suất 600 CV không còn sánh đôi trên cùng một vùng biển mà được ông Cả tách ra, chiếc đến Trường Sa, chiếc ra Hoàng Sa.

Lý giải cách làm này, ông Cả bảo để “vừa giúp chủ tàu và anh em đi bạn “dằn bụng” theo kiểu “chiếc này thất thu, chiếc kia còn bù”, vừa góp phần khẳng định “ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Điều đáng nói hơn lẽ ra mất mùa, giá phải tăng. Thế nhưng đằng này, giá bán sỉ các loại thủy hải sản lại giảm (hoặc tăng nhẹ) khiến ngư dân khốn đốn vì lỗ tổn từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. “Hai phiên biển của tôi thì một phiên huề, một phiên lỗ tới 40 triệu đồng vì tàu về đúng lúc cá chuồn rớt giá”, ngư dân Trần Nhựt ở xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) cho hay.

Ông Nhựt cho rằng nguyên do thị trường giá cả biến động thất thường và một số thương lái tung tin Trung Quốc không thu mua thủy hải sản của Việt Nam, để ép giá”. Mặc dù biết mình bị ép, nhưng những ngư dân như ông Nhựt không thể không bán. Vì “ngoài mấy ổng, chúng tôi còn biết bán cho ai? Với lại không bán liền, để lâu họ càng làm eo, giá càng giảm”, ông Nhựt cho hay.

Tiết lộ này của ông Nhựt không phải không có cơ sở, nhất là khi giá bán các loại thủy hải sản ở nhiều chợ cao ngất ngưởng. Ví dụ như cá chuồn, thương lái chỉ phải trả cho ngư dân tại cảng với giá 9.400 đồng/kg nhưng ở chợ, người tiêu dùng phải trả 15.000- 20.000 đồng/kg.

Nghịch lý này xảy ra là do ngư dân ít vốn, phải “hợp tác làm ăn” với thương lái, đầu nậu theo kiểu “người góp tiền, người góp công”, nhưng cái chính là vì thị trường thủy hải sản trong tỉnh thiếu sự kiểm soát của các ngành chức năng.

Thế mới có chuyện thương lái, đầu nậu lợi dụng sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tung tin “Trung Quốc đóng cửa khẩu” nhằm hạ giá các loại sản phẩm nông sản, thủy hải sản của người dân.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng cần vào cuộc để ổn định thị trường, đảm bảo hiệu quả đánh bắt thủy sản cho ngư dân.

So với tháng trước, giá bán sỉ các loại cá, mực hiện giờ có tăng nhẹ. Nhưng so với cùng kỳ năm trước, mức giá này vẫn giảm. Cụ thể, cá nục 10.000 - 11.000 đồng/kg, cá chuồn (hột) 10.000 - 12.000 đồng/kg, cá chuồn (xanh) 15.000 - 25.000 đồng/kg, cá ngừ đại dương 80.000 - 90.000 đồng/kg, cá thu 80.000 - 85.000 đồng/kg…, mực (tùy loại) 100.000 - 180.000 đồng/kg…


Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

01/10/2016
Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

12/10/2016
Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

12/10/2016
Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60 Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

12/10/2016
Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

13/10/2016