Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Kép

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Kép
Publish date: Thursday. June 26th, 2014

Thời gian qua, hoạt động khai thác đánh bắt trên biển gặp khó khăn, sản lượng suy giảm cộng với giá bán các mặt hàng thủy hải sản lại giảm khiến nhiều ngư dân gặp khó...

Dù là vụ đánh bắt chính trong năm nhưng thời gian qua, nhiều tàu của ngư dân trở về với khoang vơi cá. Đây là điều bất ngờ với họ. Bởi nói như chủ tàu Lê Văn Cả, ngụ xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) hành nghề lưới vây ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì: “Vụ này mọi năm cá, mực rất nhiều. Thậm chí có chuyến tôi gặp liên tục mấy luồng cá lớn. Nhưng không biết sao năm nay mực, cá ít lắm”.

Vì lẽ trên mà liên tiếp 3 phiên biển (từ tháng 3 đến tháng 5), lượng cá tàu ông Cả đánh bắt được giảm 1/3 so với mọi năm nên bị lỗ tổn. Thế nên chuyến biển vừa rồi, 2 con tàu có công suất 600 CV không còn sánh đôi trên cùng một vùng biển mà được ông Cả tách ra, chiếc đến Trường Sa, chiếc ra Hoàng Sa.

Lý giải cách làm này, ông Cả bảo để “vừa giúp chủ tàu và anh em đi bạn “dằn bụng” theo kiểu “chiếc này thất thu, chiếc kia còn bù”, vừa góp phần khẳng định “ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.

Điều đáng nói hơn lẽ ra mất mùa, giá phải tăng. Thế nhưng đằng này, giá bán sỉ các loại thủy hải sản lại giảm (hoặc tăng nhẹ) khiến ngư dân khốn đốn vì lỗ tổn từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. “Hai phiên biển của tôi thì một phiên huề, một phiên lỗ tới 40 triệu đồng vì tàu về đúng lúc cá chuồn rớt giá”, ngư dân Trần Nhựt ở xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) cho hay.

Ông Nhựt cho rằng nguyên do thị trường giá cả biến động thất thường và một số thương lái tung tin Trung Quốc không thu mua thủy hải sản của Việt Nam, để ép giá”. Mặc dù biết mình bị ép, nhưng những ngư dân như ông Nhựt không thể không bán. Vì “ngoài mấy ổng, chúng tôi còn biết bán cho ai? Với lại không bán liền, để lâu họ càng làm eo, giá càng giảm”, ông Nhựt cho hay.

Tiết lộ này của ông Nhựt không phải không có cơ sở, nhất là khi giá bán các loại thủy hải sản ở nhiều chợ cao ngất ngưởng. Ví dụ như cá chuồn, thương lái chỉ phải trả cho ngư dân tại cảng với giá 9.400 đồng/kg nhưng ở chợ, người tiêu dùng phải trả 15.000- 20.000 đồng/kg.

Nghịch lý này xảy ra là do ngư dân ít vốn, phải “hợp tác làm ăn” với thương lái, đầu nậu theo kiểu “người góp tiền, người góp công”, nhưng cái chính là vì thị trường thủy hải sản trong tỉnh thiếu sự kiểm soát của các ngành chức năng.

Thế mới có chuyện thương lái, đầu nậu lợi dụng sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tung tin “Trung Quốc đóng cửa khẩu” nhằm hạ giá các loại sản phẩm nông sản, thủy hải sản của người dân.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng cần vào cuộc để ổn định thị trường, đảm bảo hiệu quả đánh bắt thủy sản cho ngư dân.

So với tháng trước, giá bán sỉ các loại cá, mực hiện giờ có tăng nhẹ. Nhưng so với cùng kỳ năm trước, mức giá này vẫn giảm. Cụ thể, cá nục 10.000 - 11.000 đồng/kg, cá chuồn (hột) 10.000 - 12.000 đồng/kg, cá chuồn (xanh) 15.000 - 25.000 đồng/kg, cá ngừ đại dương 80.000 - 90.000 đồng/kg, cá thu 80.000 - 85.000 đồng/kg…, mực (tùy loại) 100.000 - 180.000 đồng/kg…


Related news

Cá Ngừ Việt Nam Đạt Mức Đấu Giá 22 Triệu Đồng/con Cá Ngừ Việt Nam Đạt Mức Đấu Giá 22 Triệu Đồng/con

Tại phiên chợ, hai con cá ngừ đại dương được mua với giá hơn 2.100 JPY mỗi kg (tương đương khoảng 440.000 đồng) gấp hơn năm lần giá bán tại Việt Nam. Theo mức giá này thì con cá ngừ đại dương có trọng lượng 50 kg có giá 22 triệu đồng. Số cá ngừ còn lại được bán từ 150.000 đến hơn 300.000 đồng mỗi kg.

Monday. August 11th, 2014
Tăng Trưởng Hơn 59%, Xuất Khẩu Tôm 7 Tháng Vượt 2 Tỷ USD Tăng Trưởng Hơn 59%, Xuất Khẩu Tôm 7 Tháng Vượt 2 Tỷ USD

Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong gần 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.

Monday. August 11th, 2014
Không Vội Vàng Chặt Bỏ Cây Caosu Không Vội Vàng Chặt Bỏ Cây Caosu

Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.

Monday. August 11th, 2014
Sò Huyết Giá Cao Sò Huyết Giá Cao

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Monday. August 11th, 2014
Điểm Tựa Cho Ngư Dân Vươn Khơi, Bám Biển Điểm Tựa Cho Ngư Dân Vươn Khơi, Bám Biển

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Monday. August 11th, 2014