Ngư Dân Phú Quốc Trúng Mùa Cá Cơm

Sáng 21-10, tại cảng An Thới, huyện Phú Quốc, Kiên Giang, nhiều tàu đánh của ngư dân cập bến, tàu nào cũng đầy ắp cá cơm.
Khoảng gần nửa tháng nay, ngư dân Phú Quốc được mùa cá cơm, trong khi đó giá thu mua ổn định giúp ngư dân thu lãi hàng trăm triệu đồng một chuyến.
Tàu vừa cập bến, hàng chục chiếc xe tải chờ sẵn để vận chuyển. Ngay sau đó, cá cơm lập tức được đưa lên bờ và tiến hành cân ngay tại chỗ để kịp vận chuyển đến các nhà thùng trong huyện.
Ông Nguyễn Văn Nam - ngụ tại khu phố 1, thị trấn An Thới - cho biết: “Năm nay cá cơm có sớm, mới chuyển bấc được hơn 10 ngày đã có cá cơm. Mỗi chuyến ra khơi khoảng 1 tuần, mỗi tàu đánh được khoảng 10 tấn. Với giá giao động từ 10.000-12.000 đồng/kg, mỗi chuyến ngư dân thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng”.
Bên cạnh những tàu đánh cá dài ngày, muối cá ngay ngoài biển để bán cho các nhà thùng thì một số tàu chọn phương thức đánh bắt ngắn ngày, cá không qua ướp muối để bán cho các trại sấy cá cơm khô.
Do cá cơm đang vào mùa nên không xảy ra việc thương lái thu mua với giá cao khiến các nhà thùng lao đao như những năm trước. Mặc khác, do cảnh giác với thủ đoạn của thương lái Trung Quốc như vụ thu mua con banh lông nên ngư dân không mặn mà bán cá cơm cho họ.
Ông Nguyễn Minh Trực - trưởng phòng kinh tế huyện Phú Quốc - cho biết: “Hy vọng vụ mùa cá cơm năm nay sẽ kéo dài để ngư dân có nguồn thu nhập cao, ổn định tình hình sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện”.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.