Các Huyện Vùng Triều Thu Hoạch Gần 1 Ngàn Tấn Tôm Sú Và Tôm He Chân Trắng
Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.
Từ cuối tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm. Lãnh đạo Phòng Nuôi trồng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: đến hết tháng 7-2013, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 500 tấn tôm sú, 500 tấn tôm he chân trắng.
Ngoài 2 đối tượng chính là tôm sú và tôm he chân trắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các huyện ven biển đã tập trung chỉ đạo, khuyến khích người dân áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh tôm sú với cua, cá, vv... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Đến hết tháng 7-2013, các địa phương vùng triều thu hoạch được 250 tấn cua, hơn 1.000 tấn thủy sản khác. Thị trường tiêu thụ tôm, cua và thủy sản khá thuận lợi, giá bán cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với tập trung thu hoạch tôm, cua, cá, chủ ao đầm tích cực chuẩn bị các điều kiện thả nuôi tôm he chân trắng vụ hè - thu.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.
Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.
Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.
Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.
Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.