Ngư Dân Mỹ An Trúng Tôm Hùm Giống
Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.
Loại tôm này tiêu thụ với giá cao hơn so với tôm xanh, tôm dài và tôm trắng. Từ đầu vụ, tôm sao có giá trên 350 ngàn đồng/con, hiện nay rớt còn 220 ngàn đồng/con. Tuy vậy, với giá này, người khai thác THG từ đầu vụ đến nay vẫn trúng to.
Ông Phan Văn Luận, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Xuân Thạnh của xã Mỹ An, cho biết: Toàn thôn có 457 hộ thì đã có 130 hộ tham gia đánh bắt THG. Nhiều hộ sau một ngày đêm thả lưới bắt tôm, trừ chi phí xong còn thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng, không ít hộ thu cao từ 15 - 20 triệu đồng trở lên.
Nghề khai thác, đánh bắt THG đầu tư chi phí không cao, nhất là đóng ghe, thúng và ngư lưới cụ chưa tới 30 triệu đồng, chỉ cần trúng thì một vài hôm đánh bắt đã lấy lại vốn, còn có thu nhập cao, nên nhiều hộ đầu tư vốn đóng ghe, thúng tham gia đánh bắt THG.
Theo ông Hồ Thanh Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ An, hơn 2 tháng qua, gần 400 hộ ngư dân ở 3 xã biển Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam và Xuân Bình với hơn 135 thúng gắn máy đã tập trung đánh bắt THG, thu nhập rất cao. Hộ có phương tiện trừ chi phí thu lãi 50 - 70 triệu đồng, không ít hộ thu lãi cả trăm triệu đồng, người đi công bình quân thu nhập trên chục triệu đồng/tháng, toàn xã có tổng thu nhập hàng tỉ đồng từ THG.
Biển càng động thì mật độ THG vào bờ càng dày. Hiện nay, ngư dân trong xã tiếp tục đầu tư đóng ghe, thúng, trang bị ngư lưới cụ để khai thác THG.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.
Theo nhiều tiểu thương, giá cua thương phẩm trên thị trường không ổn định như các mặt hàng thủy sản khác, mà thường xuyên biến động và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nhưng theo quy luật, hàng năm vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá cua thương phẩm lại tăng, thậm chí có thể tăng gấp 1,5 lần.
Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.
Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.