Can Lộc nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Trang trại bò sữa Đồng Minh Nguyên ở xã Thường Nga, quy mô 150 con, sản lượng sữa gần 1 tấn/ngày, doanh thu trên 350 triệu đồng/tháng.
Phó Bí thư Huyện ủy Can Lộc - Đặng Trần Phong cho biết: Các HTX và tổ hợp tác trên địa bàn không ngừng tăng về số lượng, củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, phát triển đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề, loại hình SXKD.
Đồng thời, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đóng BHXH cho các xã viên, người lao động trong HTX.
Toàn huyện hiện có 252 tổ hợp tác, 89 HTX, trong đó, năm 2014 và 2015 thành lập mới 30 HTX, tăng hơn 133%.
Các HTX được thành lập, củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012; cơ sở vật chất, trình độ quản lý, phương thức và nội dung hoạt động của HTX từng bước được củng cố và tăng cường.
Các HTX trên địa bàn huyện đã chủ động khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, biết lựa chọn hướng đi phù hợp để SXKD hiệu quả.
Đặc biệt, nhiều HTX đã chuyển đổi hoạt động, bộ máy quản lý được tinh gọn, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ được nâng cao; phát triển thêm các dịch vụ, tổ chức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân theo mô hình liên kết chuỗi, mang lại hiệu quả cao.
Đến nay, tổng số vốn điều lệ của các HTX trên địa bàn đạt hơn 61 tỷ đồng, với 3.721 thành viên; đặc biệt, có 22 HTX tham gia đóng BHXH, đạt tỷ lệ 25%.
Bên cạnh các HTX, tổ hợp tác hoạt động có thâm niên, đạt hiệu quả cao, trong số các HTX mới thành lập thì HTX Giống cây ăn quả Trà Sơn ở Thượng Lộc là một điển hình...
Giám đốc HTX Võ Thúc Đồng vui vẻ cho biết: Mặc dù HTX mới đi vào hoạt động hơn 1 năm nhưng bước đầu đã đem lại hiệu quả, có thu nhập.
Với diện tích 12 ha, HTX dành riêng 11 ha trồng cam, số còn lại ươm các giống cây ăn quả.
Nhờ cam ngon, ngọt, chất lượng các loại cây giống
đảm bảo nên được khách hàng ưa chuộng, doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi ròng 500 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của 7 xã viên hơn 4 triệu đồng/người/tháng.
Quỹ Tín dụng nhân dân xã Thiên Lộc cũng hoạt động ngày càng hiệu quả và tiếp tục mở rộng địa bàn với số vốn cho vay hiện đạt trên 30 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần năm 2010, mang lại thu nhập bình quân 2,2 triệu đồng/người/tháng.
Theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nguyễn Trọng Quế, nhìn chung, kinh tế tập thể ở Can Lộc đã được củng cố về tổ chức, nâng cao năng lực nội tại, tích lũy đầu tư phát triển và đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu, lợi ích của các thành viên.
Số HTX ở Can Lộc có lãi tăng dần, yếu kém giảm, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở và đảm bảo an sinh xã hội.
Đây là kết quả rất quan trọng, tạo tiền đề để huyện tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Tôn Thất Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết từ nay đến năm 2016, trung tâm sẽ triển khai dự án Xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất của các hộ trồng lan trên địa bàn tỉnh. Dự án có tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng. Đối tượng thực hiện dự án là các hộ trồng lan trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các hộ tham gia câu lạc bộ trang trại hoa lan.

Bảy tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 58,3% lượng táo từ Trung Quốc, 41,7% lượng táo từ Mỹ, Úc, New Zealand là thông tin Cục bảo vệ thực vật vừa đưa ra.

Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò lai Sind đã được người nông dân trong toàn tỉnh Quảng Bình “ưa chộng” vì không những thời gian sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật, mà giá thành bán ra thị trường cũng cao hơn nhiều so với bò thường. Chăn nuôi bò lai được xem là hướng đi thích hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống cho người nông dân.

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Để kịp thời tái tạo và bổ sung nguồn lợi này, Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thuỷ sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện gần 2 năm qua, nhưng để được kết quả như mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm.