Ngư Dân Mỹ An Trúng Tôm Hùm Giống

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.
Loại tôm này tiêu thụ với giá cao hơn so với tôm xanh, tôm dài và tôm trắng. Từ đầu vụ, tôm sao có giá trên 350 ngàn đồng/con, hiện nay rớt còn 220 ngàn đồng/con. Tuy vậy, với giá này, người khai thác THG từ đầu vụ đến nay vẫn trúng to.
Ông Phan Văn Luận, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Xuân Thạnh của xã Mỹ An, cho biết: Toàn thôn có 457 hộ thì đã có 130 hộ tham gia đánh bắt THG. Nhiều hộ sau một ngày đêm thả lưới bắt tôm, trừ chi phí xong còn thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng, không ít hộ thu cao từ 15 - 20 triệu đồng trở lên.
Nghề khai thác, đánh bắt THG đầu tư chi phí không cao, nhất là đóng ghe, thúng và ngư lưới cụ chưa tới 30 triệu đồng, chỉ cần trúng thì một vài hôm đánh bắt đã lấy lại vốn, còn có thu nhập cao, nên nhiều hộ đầu tư vốn đóng ghe, thúng tham gia đánh bắt THG.
Theo ông Hồ Thanh Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ An, hơn 2 tháng qua, gần 400 hộ ngư dân ở 3 xã biển Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam và Xuân Bình với hơn 135 thúng gắn máy đã tập trung đánh bắt THG, thu nhập rất cao. Hộ có phương tiện trừ chi phí thu lãi 50 - 70 triệu đồng, không ít hộ thu lãi cả trăm triệu đồng, người đi công bình quân thu nhập trên chục triệu đồng/tháng, toàn xã có tổng thu nhập hàng tỉ đồng từ THG.
Biển càng động thì mật độ THG vào bờ càng dày. Hiện nay, ngư dân trong xã tiếp tục đầu tư đóng ghe, thúng, trang bị ngư lưới cụ để khai thác THG.
Related news

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.