Xây dựng NTM ở Thạch Hưng chính quyền, người dân còn thờ ơ

Trong số những tiêu chí chưa đạt thì hầu như đều vì một nguyên nhân chung nhất đó là cơ sở hạ tầng không đảm bảo.
Ông Lê Trung Liện - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM xã cho biết: “Hệ thống đường giao thông nông thôn (11 km) do được bê tông hóa từ hơn chục năm trước nên chỉ rộng khoảng 2-3m, chưa tính lề, so với quy định hiện nay thì không đáp ứng yêu cầu.
Nếu muốn thực hiện được tiêu chí này, bắt buộc phải đầu tư xây lại để có 80% đường bê tông đạt chuẩn (gần 9 km)”.
Về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, ông Liện cũng tỏ ra băn khoăn vì hiện nay, xã mới chỉ có 1/6 thôn (thôn Hòa) có nhà văn hóa đạt chuẩn; còn khu thể thao vẫn chưa có thôn nào đạt chuẩn.
Hiện, thôn Bình đang tiến hành đổ móng nhà văn hóa nhưng lại không đủ diện tích để xây khu thể thao.
Đối với 4 thôn còn lại, chỉ duy nhất thôn Thúy Hội có đủ diện tích để xây mới lại theo yêu cầu, còn lại 3 thôn Kinh Nam, Trung Hưng và Tiến Hưng không đủ diện tích đất để xây dựng khuôn viên của cả 2 hạng mục này.
Cũng chỉ vì một số hạng mục như nhà đa chức năng và công trình phụ trợ chưa được xây mới mà Trường Tiểu học Thạch Hưng bị mất danh hiệu chuẩn quốc gia mức độ 1; tiêu chí trường học từ chỗ đạt quay về chưa đạt.
Đối với tiêu chí môi trường, theo quy định thì nhà dân phải cách nghĩa trang 500m, trong khi tại thôn Kinh Nam, dân lại ở sát khu vực này.
Đây cũng là một khó khăn đối với Đảng bộ và chính quyền xã Thạch Hưng trong hành trình về đích NTM.
Theo báo cáo của xã, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này là do thu ngân sách, xuất phát điểm của xã, đời sống, nhận thức người dân còn thấp.
Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cách đây cả chục năm, vị trí địa lý thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế và lúc bắt đầu thực hiện chương trình này, Thạch Hưng đã trở thành đơn vị của thành phố được 5 năm; đồng thời, qua rà soát của Chi cục Thống kê cách đây không lâu, thu nhập bình quân đạt 22,1 triệu đồng/người/năm, dự kiến đến cuối năm là 25 triệu đồng, thì nguyên nhân trên chưa thỏa đáng.
Phải khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền, người dân còn thờ ơ với xây dựng NTM.
Trong 5 năm, xã chỉ làm mới được 0,32/8,73 km đường trục thôn xóm, đạt 3,67% kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2020, tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 11 tỷ USD. Đến 2030, các con số này tăng lên khoảng 9 triệu tấn và 20 tỷ USD.

Trong 3 năm 2011 - 2013, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Nghệ An đã thực hiện thành công mô hình nuôi cua biển thương phẩm trên diện tích 2,5 ha. Mô hình nuôi theo hình thức thâm canh trong thời gian 5 tháng tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và thành phố Vinh.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.

Ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, cho biết: "Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất khẩu khoai lang sang thị trường nước ngoài, từ ngày 5-8-2013, việc lập lại trật tự trong mua bán khoai lang bước đầu đã có chuyển biến tích cực.