Ngư Dân Lưới Vây Trúng Đậm Cá Ngừ Ở Quảng Ngãi
Trong những ngày qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở tỉnh Quảng Ngãi ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.
Mỗi tàu sau một chuyến ra khơi trong vùng biển nội tỉnh đạt từ 1 đến 3 tấn/tàu. Điển hình như tàu QNg 55538 TS của ông Nguyễn Xuân Hoà, chỉ đánh một mẻ lưới thu được hơn 3 tấn cá ngừ, bán được 148 triệu đồng.
Tàu QNg 90190 TS của ngư dân Nguyễn Thanh Thọ, cũng chỉ một mẻ lưới thu gần 1,5 tấn cá, bán được 70 triệu đồng.
Rộn ràng nhất là khoảng 10 giờ đêm 16/2 và rạng sáng ngày 17/2, các tàu cá của ngư dân khu Đông huyện Bình Sơn đã cập bến cửa Sa Cần bán cá đánh được trong không khí phấn khởi.
Theo ngư dân địa phương, sau các đợt biển động kéo dài, làm con nước thuỷ triều thay đổi nên cá nổi nhiều theo từng đàn.
Tại Quảng Ngãi, đây là đợt ra khơi đầu năm trúng đậm nhiều cá ngừ nhất kể từ trước đến nên ngư dân rất phấn khởi, hy vọng vào những chuyến biển tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.
Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.
Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...