Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Luân Canh Cho Thu Nhập 100 Triệu Đồng/ha/năm

Mô Hình Luân Canh Cho Thu Nhập 100 Triệu Đồng/ha/năm
Ngày đăng: 17/06/2013

Với mô hình luân canh kết hợp 4 loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, anh Phạm Sỹ Toàn, chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) năng suất cao ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú thuộc huyện miền núi Xuân Lộc (Đồng Nai) đã có thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 2 lần so với chuyên canh trước đây.

Gia đình anh Toàn có 2 ha đất chuyên trồng lúa và ngô. Tuy năng suất ổn định, nhưng tiền đầu tư khá lớn nên năm nào trúng mùa, gia đình anh cũng chỉ thu lời được khoảng gần 50 triệu đồng/ ha/ năm. Sau khi đi nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn và được Trạm khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật, anh Toàn quyết định chia 2 ha đất ra làm 3 khoảnh, trong đó 4 sào (4.000 m2) ít bị ngập nước được canh tác rau cải luân canh với cây ngô; còn 1,6 ha đất hơi trũng nước được chia làm 2 phần, một phần 8 sào để trồng lúa, phần còn lại trồng ngô luân canh với cây hoa huệ.

Tuỳ vào điều kiện sinh trưởng của từng loại cây, anh Toàn bố trí lịch trồng phù hợp, thí dụ: chọn vụ đông xuân để trồng ngô rồi sau đó anh chuyển sang trồng từ 6-7 vụ rau, hoặc trồng lúa xen ngô, hoặc phương thức 4 vụ lúa và ngô luân canh 1 vụ hoa huệ vì cây bông huệ từ lúc gieo trồng đến kết thúc vụ thu hoạch kéo dài từ 14-15 tháng. Đặc biệt, khi kết thúc vụ thu hoạch hoa huệ, anh đưa cây lúa vào trồng nhằm tận dụng những gốc huệ để làm phân, chính vì thế toàn bộ diện tích lúa anh trồng vào thời điểm này không cần phải bón phân trong suốt vụ, tính ra mỗi sào lúa anh tiết kiệm được tiền phân bón từ 450.000 - 500.000 đồng/sào/vụ. Riêng cây rau, anh Toàn cho lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương, nhờ vậy, tiết kiệm được điện cho tưới tiêu, công lao động và lượng phân bón cho mỗi lứa rau từ 200 - 300 ngàn đồng.

Mỗi năm anh trồng từ 6-7 lứa rau, tính ra anh đã tiết kiệm được trên dưới 2 triệu đồng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của anh cũng như các thành viên trong CLB năng suất cao Bình Tân là trước 10 ngày thu hoạch rau, anh bón giảm lượng phân u rê, tăng lượng phân ka li để tăng độ cứng cho rau, giảm dập nát rau trong quá trình thu hoạch, vận chuyển vì không còn dùng thuốc phun làm tươi rau như trước đây.

Nhờ áp dụng mô hình luân canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên toàn bộ 2 ha đất sản xuất được trồng luân canh nhiều loại cây nhưng chỉ do 2 vợ chồng anh quán xuyến. Các loại cây trồng nhờ ít sử dụng phân và thuốc phòng trừ dịch bệnh gây hại nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, hạn chế tối đa tác hại gây ảnh hưởng đến môi trường mà năng suất, chất lượng luôn tăng cao.

Cụ thể, năng suất ngô vụ đông xuân đạt từ 9 - 11 tấn/ha, lúa đạt 7 tấn/ha, rau 2 tấn/sào/lứa và năng suất bông huệ đạt từ 50-60 ngàn bông/sào. Liên tục 3 năm nay áp dụng mô hình luân canh trên diện tích 2 ha, năm nào gia đình anh Toàn cũng thu thu lãi khoảng 200 triệu đồng, tính ra khoảng 100 triệu đồng/ ha/ năm. Đây là mức thu kỷ lục trên một đơn vị diện tích ở vùng đất trung du Xuân Phú.

Từ cách làm trên, anh Toàn đã tận tâm hướng dẫn cho 21 thành viên trong CLB năng suất cao của ấp Bình Tân do anh làm chủ nhiệm từng bước thực hiện mô hình luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuỳ theo từng thửa ruộng và bước đầu thu được hiệu quả cao. Nhiều bà con trong CLB cho biết: Trước đây nông dân trong vùng chỉ chuyên trồng lúa hoặc ngô, nay đã đã kết hợp cả 2 loại cây trồng và trồng thêm rau, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm tối đa chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nhiều nông dân ở huyện Xuân Lộc đang học tập mô hình trồng luân canh kết hợp với chuyển đổi cây trồng và áp dụng "3 giảm, 3 tăng" nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419 Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

30/05/2015
Tìm lối ra cho cánh đồng lớn Tìm lối ra cho cánh đồng lớn

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.

30/05/2015
Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai

Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

30/05/2015
Sóc Trăng giới thiệu các giống mía triển vọng cho niên vụ 2015 - 2016 Sóc Trăng giới thiệu các giống mía triển vọng cho niên vụ 2015 - 2016

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

30/05/2015
Đậu nành trên đất lúa Đậu nành trên đất lúa

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

30/05/2015