Ngư Dân Gặp Khó Khăn Trong Vụ Cá Nam
Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Nghệ An đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, giá cả thấp... nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Theo kinh nghiệm của những ngư dân, mùa cá vụ Nam (từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) luôn là thời điểm ra khơi quan trọng nhất trong năm, sẽ là thời gian mang lại nguồn thu nhập lớn. Do chịu tác động của gió mùa Tây Bắc, cá sẽ cuốn theo dòng và di chuyển vào gần bờ với số lượng lớn, nên những chuyến ra khơi thường chắc ăn đến 90%.
Thế nhưng không như mọi năm thời điểm những chuyến biển về có khi ngư dân không đủ tiền dầu và tiền công bạn tàu. Nhiều chủ tàu phải cho tàu nghĩ nằm bờ.
Không khí tại cảng cá ở Nghệ An những ngày này khá trầm lắng. Cảnh người mua kẻ bán cũng yên ắng lạ thường, khác xa thời điểm chen chúc, giành giật nhau từng khay hải sản như những tháng trước đó.
Những loại hải sản truyền thống như các năm đánh bắt được khá phong phú với nhiều loại có giá trị cao như mực nang, mực ống, ốc hương, cá chim, cá ngừ… thì năm nay nhiều loại vắng bóng. Thay vào đó là nhiều loại hải sản như cá nục, mực ống loại nhỏ, cá duội, cơm… Tuy nhiên, thực tế những loại này bán giá thấp nên khó có thể mang lại lợi nhuận cho ngư dân.
Theo anh Lê Thanh Tuấn, xã Quỳnh Lập – Thị xã Hoàng Mai, thuyền viên NA 93616 TS vừa trở về từ chuyến đi biển dài ngày cho biết “tổng chi phí cho 1 chuyến đi biển dài ngày (10 - 15 ngày) thường dao động từ 60 - 70 triệu đồng, do đó chí ít phải đánh bắt được khoảng 15 tấn cá thì may ra mới có chút “lộc biển” mang về. Nhưng thời gian này gắng lắm cũng chỉ đạt từ 10 – 12 tấn (cùng kì năm ngoái ước đạt 30 tấn), mà đa phần lại là các giống cá tạp, giá trị thấp nên tiểu thương càng được thể ép giá”.
Càng làm càng khó nên nhiều chủ tàu buộc phải thay đổi phương thức đánh bắt, từ xa bờ chuyển sang gần bờ, vừa tiết kiệm công cán, đồng thời giảm thiểu được rủi ro. Những tàu công suất lớn cũng bắt buộc phải có điều chỉnh: “Thay vì đi 3, 4 chuyến/tháng như trước đây thì giờ căng lắm cũng chỉ dám vươn khơi có 2 chuyến thôi, không thể làm khác được chú ạ, đó là phương án khả thi nhất lúc này rồi”, anh Lê Văn Hùng, trú tại xã Tiến Thuỷ buồn rầu.
Chỉ tiêu khai thác hải sản vụ nam năm 2014 của tỉnh Nghệ An là 44.500 tấn (chiếm gần một nửa sản lượng của cả năm). Thế nhưng, với những gì đang diễn ra, thật khó cho ngành thuỷ sản Nghệ An đạt được kế hoạch.
Theo số liệu mới thống kê, sau 4 tháng đầu năm, huyện Quỳnh Lưu (địa phương có tàu thuyền quy mô nhất) mới chỉ đánh bắt được tầm 7.000 tấn hải sản, chiếm khoảng15%.
Lý giải về vấn đề trên, ông Hồ Khắc Huynh, Chủ tịch Hội Nghề cá Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, cho biết: “Thời tiết năm nay thất thường, mưa rét, nắng nóng đan xen không biết đằng nào mà lần, điều đó gây khó khăn trong việc xác định chính xác luồng cá, dẫn đến năng suất đánh bắt bị sụt giảm nghiêm trọng, hiện mới chỉ đạt 60% so với cùng kì năm ngoái ”.
Có thể bạn quan tâm
Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.
Theo chân ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Công Hải, Thuận Bắc, chúng tôi tìm về thôn Hiệp Kiết gặp ông Nguyễn Quới, gương nông dân sản xuất điển hình của địa phương.Ông vui vẻ kể lại những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của hai vợ chồng. Năm 1983, tích lũy được ít vốn, vợ chồng ông mua chiếc máy cày 30 triệu đồng làm đất cho bà con thôn xóm.
Gần đây, vài nơi vùng ngọt hóa phía Bắc của tỉnh Cà Mau, nhiều nông hộ trồng lúa lâu năm đã lén đưa nước mặn vô ruộng nuôi tôm, khiến chính quyền sở tại lo lắng…
Trong khi rất nhiều người tiêu dùng bị lừa khi mua phải cá tầm nhập lậu, thì không ít cơ sở sản xuất trong nước lại đang chờ phá sản vì không thể cạnh tranh với cá tầm nhập lậu giá rẻ.
Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).