Ngư dân Bình Định nhận công nghệ ngư cụ hiện đại của Nhật Bản

Sáng 31.10 tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự lễ giao nhận công nghệ và ngư cụ khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân Bình Định do UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai tổ chức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay và thăm hỏi ngư dân.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Kato - Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai nhấn mạnh, sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nhật Bản tháng 3.2014, để triển khai những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai đã cử chuyên gia đến Bình Định khảo sát thực tế và bước đầu hỗ trợ 5 hộ dân đầu tiên thí điểm cải thiện quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ.
Nhờ đó, tháng 8.2014, chuyến hàng cá ngừ đầu tiên ứng dụng công nghệ mới, chất lượng tươi ngon của ngư dân miền Trung đã được xuất sang Nhật Bản, tham gia phiên bán đấu giá và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Sau những thành công ban đầu, Hội Hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai, JICA quyết định lập dự án, tăng cường hỗ trợ ngư cụ và công nghệ hiện đại đánh bắt cho ngư dân Bình Định, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, xuất khẩu cá ngừ đại dương nhằm nâng cao giá trị sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản đã và đang được Bộ NN&PTNT phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước triển khai.
Hiện Bộ NN&PTNT đang triển khai đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến cá ngừ đại dương theo chuỗi tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND Bình Định cho biết đã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia thủy sản Nhật Bản hướng dẫn ngư dân áp dụng tốt công nghệ, thiết bị và quy trình khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm...
và động viên bà con ngư dân cần phải quyết tâm và tích cực tham gia dự án.
“Ngư dân chúng tôi xin hứa thực hiện đúng quy trình khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương theo hướng dẫn chuyên gia kỹ thuật đến từ đất nước Nhật Bản.
Từ đó sẽ tăng được hiệu quả, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho ngư dân Bình Định” - ông Nguyễn Văn Việt (chủ tàu cá mang số hiệu BĐ 97244, 400CV) chia sẻ.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã động viên, thăm hỏi và tận tay trao những món quà ý nghĩa cho ngư dân Bình Định.
Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước, đại diện Liên danh Tập đoàn Kato, Công ty Yamada và UBND Bình Định đã ký biên bản giao nhận công nghệ và ngư lưới cụ khai thác cho ngư dân.
Đại diện Sở NN&PTNT Bình Định và đại diện Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác về nguyên cứu và phát triển nghề cá bền vững.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trực tiếp trao tặng những món quà ý nghĩa đến với ngư dân Bình Định.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục thực hiện Dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi: Giảm tác động biến đổi khí hậu dựa trên cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ; mới đây Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ trồng nấm bằng nguyên liệu rơm cuộn từ máy cuốn rơm sau khi thu hoạch lúa, trong khuôn khổ hợp phần năng lượng tái tạo.

Chỉ trồng 80 nọc tiêu nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã phải mua 6 triệu đồng hom tiêu giống Ấn Độ lá to. Anh Lập cho biết, hiện tiêu giống Ấn Độ xanh lá to có giá 400 ngàn đồng/trụ, bằng giống tiêu Trung và cao hơn giống tiêu Vĩnh Linh 100 ngàn đồng/trụ.

Thời điểm này, nông dân trồng đậu phộng trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang bước vào kỳ thu hoạch rộ, năng suất đạt từ 30 - 35 giạ/công, giá bán hiện tại ở mức ổn định 255.000 đồng/giạ. Nhiều nông dân cho biết, với giá này có thể thu lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/công.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện tại, tuy tình hình dịch hại trên cây mía có xu hướng giảm do bà con nông dân chủ động phòng ngừa ngay từ đầu vụ, tuy nhiên, với diễn biến thời tiết phức tạp (nắng mưa xen kẽ), đặc biệt là các trà mía trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 6 - 7 tháng tuổi và đang trong quá trình vươn lóng.

Tại các tỉnh Đông Nam bộ, thời điểm trung tuần tháng 6 này, giá hồ tiêu đang lên rất cao, đạt mức 240.000 đồng/kg. Theo đó, tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng (Bình Phước), Xuyên Mộc, Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), Xuân Lộc (Đồng Nai)… trong 10 ngày qua, thương lái đang “lùng sục” thu mua tiêu đen nhưng hàng trong dân không còn nhiều.