Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngọt Ngào Mùa Vải

Ngọt Ngào Mùa Vải
Ngày đăng: 28/06/2012

Xóm Hữu Nghị, xã Hợp Tiến được biết đến là một trong những địa phương trồng vải nhiều, có chất lượng cao của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Hàng chục năm nay, 48 hộ dân trong xóm vẫn cần mẫn chăm sóc đồi vải của mình để đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả chín ngọt.

Với 0,7 ha vải được chăm sóc theo quy trình VietGAP, năm nay, gia đình anh Vũ Văn Chính, thu lãi gần 20 triệu đồng.

Đến xóm Hữu Nghị vào một ngày tháng 6, chúng tôi được thỏa mắt ngắm nhìn những chùm vải sai trĩu như mời tay người hái. Đưa chúng tôi đi thăm những đồi vải chín đỏ, ông Lê Văn Thọ, Trưởng xóm cho biết: Nhiều năm nay, cây vải đã trở thành cây kinh tế của người dân nơi đây, xóm có 48 hộ thì 100% các hộ đều trồng vải. Do được thiên nhiên ưu ái cho thổ nhưỡng phù hợp nên vải ở xóm Hữu Nghị có hương vị rất thơm ngon, mẫu mã đẹp, nhiều cùi ngọt sắc. Đến vụ thu hoạch, trung bình mỗi nhà được khoảng 5 tạ quả vải tươi.

Cùng với việc cải tạo những diện tích vải già cỗi, nhiều hộ trong xóm còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, trong đó phải kể đến việc trồng vải theo quy trình VietGAP. Qua 2 vụ thu hoạch, tôi nhận thấy nhà nào áp dụng quy trình sản xuất mới này thì vườn vải đều cho sản lượng cao, mẫu mã đẹp và giá bán cao hơn gấp đôi so với vải được sản xuất theo kinh nghiệm cũ. Hiện tại, xóm có khoảng 15 ha đất trồng vải với 2 giống chủ yếu là vải Thiều và vải Thanh Hà, trong đó hơn 50% diện tích được trồng theo quy trình VietGAP. Mỗi năm, xóm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 20 tấn vải tươi.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Vũ Văn Chính, một trong những hộ dân có diện tích vải trồng theo quy trình VietGAP lớn nhất của xóm. Khi chúng tôi đến, hai vợ chồng anh đang thu hoạch vải về sấy khô cho kịp thương lái đến thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc. Anh Chính vui vẻ cho biết: Những năm trước, cũng như nhiều hộ dân trong xóm, gia đình tôi chỉ trồng vải theo cách truyền thống, nghĩa là khi nào cảm thấy cần bón phân hoặc thấy quả vải có biểu hiện sâu bệnh thì mới dùng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc.

Nhưng 2 năm nay, tôi trồng vải theo quy trình ViêtGAP đúng như hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, từ công đoạn chăm sóc như tỉa cành thế nào, bón phân loại gì, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ra sao, đến việc theo dõi sự phát triển của vải từ khi ra hoa cho đến khi thu hoạch… thì thấy chất lượng quả vải cao hơn hẳn. Nếu như quả vải trồng theo cách thông thường hay bị sâu, quả bé và có giá bán thấp (từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng/kg) thì vải trồng theo quy trình mới sẽ cho 

quả to, đẹp, ít bị sâu và giá bán cao gấp 2 - 3 lần. Hiện tại, gia đình tôi có 0,7 ha vải Thanh Hà được trồng theo quy trình VietGAP, năm nay cho thu hoạch hơn 4 tấn vải tươi. Tôi đã đem sấy khô để tận thu được cả những quả vải xấu mã và bán gọn một lần cho tư thương. Với trên 1 tấn vải khô, gia đình tôi sẽ thu lãi gần 20 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người dân nơi đây đều cho rằng việc trồng vải theo quy trình VietGAP tuy phức tạp hơn cách trồng truyền thống nhưng không quá khó để thực hiện. Việc đưa thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào thay thế các loại thuốc hóa học và đảm bảo thời gian cách ly (thu hoạch sau khi phun thuốc được 20 ngày) không chỉ tạo an toàn cho người tiêu thụ sản phẩm mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả người trồng vải. Hơn nữa, quy trình mới này giúp cho người dân kiểm soát tốt sâu bệnh trên cây.

Theo năm tháng, cây vải đã và đang phủ xanh những quả đồi ở xóm Hữu Nghị, tạo nên một vùng đất trù phú. Chúng tôi ra về khi mặt trời đã khuất núi, trên những đồi vải trải dài từ đầu xóm đến cuối xóm, người già, trẻ nhỏ vẫn đang miệt mài thu hái quả. Họ nâng niu từng chùm vải và gửi gắm vào đó cả niềm hy vọng về những giá trị mà cây vải đang và sẽ mang lại cho họ.

Có thể bạn quan tâm

Cách Tiêm Thuốc Cho Gia Súc Cách Tiêm Thuốc Cho Gia Súc

Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.

12/07/2012
Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm

Người nuôi cá lồng sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đang gặp khó khăn do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

20/06/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn

Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

10/04/2012
Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Cách Ủ Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Gia Súc

Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:

13/07/2012
Giống Đậu Tương Chịu Hạn DT2008 Giống Đậu Tương Chịu Hạn DT2008

Bước đầu nhóm chọn tạo công bố giống DT2008 có nhiều đặc tính quý như chịu hạn, chịu úng, chịu nóng, lạnh cao. Đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu tương như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn

13/07/2012