Ngô Được Mùa Kép

Thời điểm hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang vào vụ thu hoạch ngô.
Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.
Anh Nguyễn Văn Cận, ở thôn Pác Mạ, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình là một trong những người đã có nhiều năm gắn bó với cây ngô phấn khởi cho biết: “Vụ xuân này gia đình tôi trồng 7 sào ngô, năng suất đạt trên 50 tạ/ha, với giá bán trên thị trường hiện nay là 6.000 - 7.000 đ/kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí cũng thu về hơn 15 triệu đồng”.
Hầu hết diện tích ngô đều được người dân trên địa bàn Lạng Sơn tận dụng trồng trên các chân ruộng một vụ lúa thiếu nước, đất bãi, vườn đồi. Hộ thu thấp nhất một vụ cũng thu được 1 tấn ngô, trị giá khoảng 6- 7 triệu đồng, hộ thu cao nhất được hơn 10 tấn ngô.
Đến nay, bà con trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã thu hoạch được trên 65% diện tích ngô. Do ngô được mùa, được giá, thời tiết lại đang nắng ráo nên các cấp chính quyền đang hướng dẫn bà con tích cực thu hoạch, khẩn trương làm đất gieo trồng vụ ngô thứ 2 trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.