Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngô chuyển gen cơ hội mới cho nông dân trồng ngô ở ĐBSCL

Ngô chuyển gen cơ hội mới cho nông dân trồng ngô ở ĐBSCL
Ngày đăng: 06/08/2015

Huyện An Phú, An Giang là vùng trồng ngô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 3.500 ha, chuyên canh ba vụ ngô/năm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà nông dân phải đối mặt là sâu bệnh tấn công nhiều khiến cho năng suất sụt giảm, lại thêm giá ngô xuống thấp trong hai năm gần đây nên đi đến đâu cũng nghe nông dân than lỗ. Nhưng nông dân Trần Minh Thành ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng lại phấn khởi cho rằng năm nay trồng giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT sẽ có lãi cao vì cây ngô phát triển tốt mà chi phí đầu tư lại giảm rất nhiều.

Anh Thành cho biết, điều bất ngờ trước tiên là hạt giống ngô NK66 Bt/GT từ khi gieo hạt cho đến nay chưa có cây nào bị còi cọc chết, mà trái lại cây phát triển rất xanh tốt.

“Tôi khoái giống ngô này ở chỗ có thể phun thuốc trừ cỏ gốc glyphosate trùm lên cây ngô ở giai đoạn từ 15 đến 25 ngày sau khi xuống giống, cỏ chết sạch nhưng cây ngô hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến sinh trưởng. Ngoài ra, giống ngô này còn không bị sâu đục thân tấn công nên tôi rất yên tâm và hoàn toàn không phải mua thuốc trừ sâu về phun”, anh Thành tâm đắc nói.

Thông thường, khi trồng các giống ngô lai, nông dân phải phun xịt sâu và diệt cỏ khoảng bốn đến sáu lần, chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và công lao động bỏ ra khoảng 500 nghìn đồng/công ruộng/vụ. Đối với giống ngô mới này, chi phí thuốc sâu và cỏ giảm khoảng 80% so với các giống ngô thông thường, sức khỏe người nông dân được bảo vệ tốt hơn do giảm đáng kể số lần sử dụng thuốc BVTV.

Quan sát ruộng bắp nhà anh Thành, chúng tôi thấy cây nào cây nấy đều có bộ rễ khỏe mạnh, thân cây cứng cáp, bộ lá gọn, thẳng đứng. Hiện tại ruộng đã được hơn 60 ngày tuổi, đang trong giai đoạn cho trái rất sung. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề trồng ngô, anh Thành dự định vụ ngô này sẽ cho năng suất cao và có thể lãi gấp đôi so với trồng lúa.

Còn ông Nguyễn Văn Phu ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An cũng bày tỏ vui mừng khi nhận thấy thấy những ưu việt của giống ngô mới NK66 Bt/GT. Hiện tại ruộng ngô NK66 Bt/GT của gia đình ông đã ở ngưỡng 60 ngày tuổi mà tuyệt nhiên không thấy con sâu nào tấn công.

“Giờ tuổi đã cao mà cứ mang bình đi phun xịt sâu hoài cũng không tốt cho sức khỏe và môi trường. Trồng ngô mà cái gì cũng thuê mướn thì chi phí nó ăn hết, cuối vụ xem như không lãi. Nhờ biết được giống ngô chuyển gen này tôi rất mừng vì trước mắt có thể giảm được chi phí thuốc cỏ mà không lo về sâu đục thân nữa, an tâm ăn ngon, ngủ ngon vì thu nhập chắc chắn sẽ tăng lên. Từ phun thuốc 5 - 6 lần cả cỏ cả sâu, vụ này tôi chỉ cần phun một lần thuốc trừ cỏ là coi như xong. Vụ tới tôi sẽ chuyển toàn bộ diện tích còn lại sang trồng giống ngô mới này”, ông Phu chia sẻ.

Cạnh ruộng ông Phu, bà Trần Thị Ánh bấy lâu nay vẫn đau đầu vì trồng các giống ngô thường tốn nhiều chi phí do bị cỏ dại và sâu hại tấn công gây thiệt hại về năng suất. Thấy giống ngô mới bên ông Phu đang trồng “ngon lành” quá, bà Ánh đã “bắt chước” ra đại lý mua giống NK66 Bt/GT về trồng thử trên diện tích hai công, và một công còn lại bà vẫn trồng giống ngô thường để so sánh với suy nghĩ giống nào vượt trội sẽ chuyển sang trồng hẳn giống đó ở các vụ sau. Bà nhận định, hiện nay ở giai đoạn 60 ngày, ruộng ngô chuyển gen không có con sâu nào, trong khi ruộng bên cạnh trồng giống thường thì mặc dù đã phun thuốc vẫn bị sâu hại tấn công đến 30 – 40% diện tích.

Vượt sông Hậu là tới vùng đất cồn của huyện Thanh Bình, Đồng Tháp - nơi trồng ngô có tiếng đứng sau An Phú. Ông Nguyễn Văn Minh ở ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa cho biết: “Tình trạng sâu đục thân tấn công ngô là vấn đề lo âu nhất trong vụ mùa. Mỗi năm tôi phải tốn cả chục triệu đồng cho ba vụ ngô để mua thuốc trừ sâu, trừ cỏ nhưng năng suất chỉ ở mức trung bình do bị sâu đục thân tấn công làm giảm năng suất”.

Vụ ngô này ông trồng thử giống NK66 Bt/GT trên diện tích 1,5 công. Ngô hiện đã được hơn 70 ngày tuổi, chỉ một lần phun thuốc cỏ gốc glyphosate đã diệt sạch cỏ dại, và cho đến nay chưa dùng bất cứ loại thuốc sâu nào để phun. Nhìn ruộng ngô xanh tốt, thẳng hàng đang cho trái lớn, ông Minh vui mừng cho biết: “Lần đầu tiên biết đến giống ngô chuyển gen và quyết định trồng thử, tôi đã rất mừng vì có thể chủ động được thời điểm phun thuốc trừ cỏ dại, ngô lại hoàn toàn không bị sâu đục thân cắn phá, giúp tiết kiệm thuốc và công phun, giảm bớt áp lực, giúp cho việc canh tác trở nên dễ dàng hơn và nhàn nhã hơn rất nhiều”.

Trưởng trạm BVTV huyện An Phú (An Giang) Nguyễn Minh Bửu nhận xét: Giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT lần đầu tiên được triển khai trồng ở huyện là một tín hiệu vui cho nông dân vì giống này có đặc tính phun trùm thuốc trừ cỏ mà không hề ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, lại kháng sâu đục thân, đồng nghĩa với việc giúp nông dân giảm chi phí cho vụ mùa, phát huy tiềm năng, năng suất của cây ngô. Đây là giống ngô khả thi cần khuyến cáo mở rộng gieo trồng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Lại Tái Diễn Thương Lái Trung Quốc Mua Rễ, Gốc Hồ Tiêu Lại Tái Diễn Thương Lái Trung Quốc Mua Rễ, Gốc Hồ Tiêu

Những ngày qua, người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), thủ phủ hồ tiêu của cả nước, xôn xao việc thương lái nước ngoài thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua rễ và gốc cây hồ tiêu. Không rõ việc thu mua này nhằm mục đích gì.../ Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế?

20/05/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt 23.200 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt 23.200 Tấn

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khai thác đạt 23.200 tấn, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt hơn 22.000 tấn. Sản lượng thủy sản đạt cao là nhờ thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác vụ cá Nam. Do giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên khuyến khích ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.

21/05/2014
Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.

07/05/2014
Xã Trung Thành, Tín Hiệu Tích Cực Từ Mô Hình Nhân Giống Lạc L14 Xã Trung Thành, Tín Hiệu Tích Cực Từ Mô Hình Nhân Giống Lạc L14

Đến xã Trung Thành (Vị Xuyên) những ngày này, trên hầu khắp các cánh đồng, màu xanh của lạc Xuân xen những ruộng ngô trở thành hình ảnh đầy ấn tượng. Vụ Xuân năm nay, toàn xã thực hiện gieo cấy 93 ha lúa, 140 ha ngô, 62,3 ha rau, đậu các loại nhưng có đến 227 ha lạc.

21/05/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt Gần 15 Nghìn Tấn, Tăng 10% Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt Gần 15 Nghìn Tấn, Tăng 10%

Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác thủy sản của các địa phương trên địa bàn Hải Phòng đạt gần 15 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

07/05/2014