Tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2015

Theo Bộ Công thương, 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2015 được vinh danh thuộc các nhóm:
Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (25 sản phẩm), sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống (40 sản phẩm), sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí (25 sản phẩm) và nhóm các sản phẩm khác (10 sản phẩm).
Phân theo khu vực, khu vực phía Bắc có 39 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 17/18 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn;
Khu vực phía Nam có 31 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 16/17 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn;
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 30 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 11/11 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn.
100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia được tôn vinh.
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Công Thương tổ chức xét duyệt các sản phẩm ở cấp Quốc gia.
Chương trình nhằm mục đích thu hút, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tận dụng được tiềm năng lợi thế của địa phương.
Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn.
Tiêu chí bình chọn sản phẩm được đánh giá cụ thể theo từng nhóm sản phẩm, gồm: Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất; tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường; tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ cũng một số tiêu chí khác.
Đây không phải là những sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm được lựa chọn đều có khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao sáng kiến của Bộ Công Thương trong việc đề xuất tổ chức chương trình.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương các tổ chức, cá nhân với tâm huyết của mình đã tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có uy tín, được người tiêu dùng tin cậy, đóng góp thiết thực trong việc triển trai có kết quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nền nông nghiệp nước nhà.
Phó Thủ tướng cho rằng, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành nông nghiệp, công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng.
Nhất là khi công nghiệp nông thôn nước ta phát triển chưa thực sự bền vững, sức cạnh tranh chưa cao, thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa còn khó khăn.
Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Công Thương cần nỗ lực hơn nữa, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của ngành, của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn;
Trong đó, tập trung đẩy mạnh các hoạt động khuyến công và hướng các chính sách ưu đãi đầu tư vào hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, mở rộng thị trường nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.