Kết nối để hàng địa phương vào siêu thị
Tuy nhiên, "nhà nông" cần có sự liên kết sản xuất chặt chẽ, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp để giữ vững chỗ đứng ở các siêu thị trong tỉnh, trước khi hướng đến thị trường trong nước.
Bên cạnh những sản phẩm đã có thương hiệu trên địa bàn tỉnh như đặc sản cá bống sông Trà, kẹo gương, bò khô, hành tỏi Lý Sơn từ lâu đã bày bán trong siêu thị thì những mặt hàng tươi sống như rau các loại, cá, tôm, mực tươi, thịt bò, thịt heo, gà vịt, các loại nấm...
từ các nhà cung cấp nhỏ cũng dần tạo được chỗ đứng trong siêu thị.
Cơ hội kinh doanh mới
Có “thâm niên” nuôi cá gần 10 năm nay, cung cấp cá cho nhiều nơi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, nhưng mới hơn một tháng nay, hộ gia đình bà Phạm Thị Thái, ở thị trấn Đức Phổ, mới chính thức kết nối với siêu thị Co.opmart Quảng Ngãi, kênh phân phối bán lẻ lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
“Thị trường tiêu thụ cá diêu hồng trong tỉnh ngày càng rộng rãi hơn.
Sau khi hoàn thành các bước thủ tục theo đúng quy trình thì việc xuất bán cá diêu hồng vào siêu thị giúp gia đình tôi có đầu ra và giá bán ổn định”, bà Thái cho hay.
Rau là một trong những mặt hàng của địa phương được tiêu thụ nhiều trong siêu thị.
Đối với những mặt hàng tươi sống, ưu tiên lựa chọn hàng địa phương là một trong những phương châm của các siêu thị.
Trong đó, thịt heo và thịt bò từ các lò mổ tập trung, uy tín trong tỉnh là những mặt hàng đã “đứng chân” trong siêu thị nhiều năm qua, có sức mua ổn định.
Như tại Co.opmart Quảng Ngãi, thịt heo các loại có sức mua khoảng 300kg/ngày thường, dịp cao điểm tăng lên khoảng 500kg/ngày; thịt bò tiêu thụ mỗi ngày từ 40 - 50kg, ngày cao điểm tăng lên gấp đôi.
Ngoài ra, để phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh và khách thập phương tham quan, mua sắm, Siêu thị Co.opmart Quảng Ngãi đã đưa sản phẩm cá bống rim khô đóng hộp và kẹo gương vào bày bán, góp phần đa dạng hàng hóa “made in Quảng Ngãi”.
Làm cầu nối cho đặc sản Quảng Ngãi
Ngoài việc bước đầu kết nối đưa hàng nông sản địa phương vào bày bán tại siêu thị trong tỉnh, thời gian qua Co.opmart Quảng Ngãi đã tiến hành liên kết, phát triển đưa đặc sản Quảng Ngãi vào các siêu thị trong cùng hệ thống trên cả nước.
Đáng kể nhất là, Co.opmart Quảng Ngãi đứng ra kết nối, thu mua hành, tỏi thô từ hai nhà cung cấp tại huyện đảo Lý Sơn rồi chuyển trực tiếp về kho ở Bình Dương sơ chế, đóng gói, phân phối cho cả hệ thống.
Ngoài ra, mặt hàng cá đông lạnh xuất khẩu (sản xuất tại Khu công nghiệp Quảng Phú-PV) có sức mua cao tại các siêu thị trong miền Nam, thông qua kênh Co.opmart Quảng Ngãi, doanh nghiệp xuất bán từ 15 - 20 tấn cá/tháng.
Cần liên kết để phát triển
Để có nguồn hàng ổn định, siêu thị đã tổ chức đi khảo sát một số nơi trong tỉnh để khai thác hàng địa phương, trong đó có những mặt hàng được đánh giá cao như các loại nấm sản xuất tại Hợp tác xã nấm Đức Nhuận (HTX)...
Tuy nhiên, lượng nông sản của nông dân Quảng Ngãi vào siêu thị vẫn còn khiêm tốn.
Nếu như mỗi ngày Co.opmart Quảng Ngãi tiêu thụ khoảng 1 tấn rau các loại, thì rau Quảng Ngãi chỉ chiếm từ 20 - 30%, còn lại là rau từ Đà Lạt.
"Cái khó ở đây là nông dân còn sản xuất cá thể nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung sản xuất trên diện rộng, chưa thực hiện đúng các quy trình theo quy định pháp luật bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm", ông Lê Hồng Ca-Giám đốc Siêu thị Co.opmart Quảng Ngãi cho biết.
Chưa kể, siêu thị phải kiểm soát đầu vào, đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap...
là những lý do khiến nhiều hàng nông sản địa phương chưa tìm được chỗ chen chân vào siêu thị.
"Chiến lược của siêu thị là hợp tác, đẩy mạnh phát triển các mặt hàng địa phương, nhưng vẫn có nhiều trở ngại khiến các mặt hàng của địa phương khó vào siêu thị.
Như các sản phẩm trái cây trong tỉnh hầu như chưa xuất hiện trong siêu thị, mặc dù đây từng là sản phẩm được siêu thị nhắm đến và đã tiến hành khảo sát.
Bên cạnh yếu tố chất lượng, chưa có bao bì, nhãn mác sản phẩm, thì việc chưa có tổ chức pháp nhân như Hợp tác xã hay hội nghề nghiệp đứng ra kết nối, thu mua sản phẩm làm đầu mối cho siêu thị cũng khiến cho hàng địa phương vào siêu thị vẫn còn khiêm tốn", ông Ca cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.
Hiện nay, cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Đây là hiện tượng lạ vì Ô Loan là đầm nước lợ, còn cá rô phi sống thích nghi ở môi trường nước ngọt. Người dân lo ngại loại cá này có thể ăn các loại cá, tôm bản địa.
Đã từng có thời điểm, chăn nuôi bò sữa trở thành phong trào nở rộ ở nhiều địa phương, nhiều nhất phải kể đến các huyện Đức Hòa, Bến Lức và TP.Tân An, sau đó phát triển thêm ở các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa... Và, tiềm năng phát triển đàn bò sữa ở Long An vẫn còn. Nhưng…
Ở Tân Kỳ (Nghệ An) có một trang trại bò Úc qui mô khá lớn với tổng đàn gần 400 con, trong đó 350 con mẹ và 43 con bê. Trang trại này của ông Tô Anh Phương, thị trấn Tân Kỳ được đầu tư 12 tỷ đồng. Ông đang khẩn trương xây dựng chuồng trại mới để đàn bò sinh sống ổn định.