Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đề xuất trên được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo dự thảo, sẽ miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2020 như sau:
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 55/2010/QH12.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý sử dụng.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội thì hầu hết các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đều được miễn thuế, chỉ còn một số ít đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất.
Với quy định miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết này, số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm bình quân chỉ còn khoảng 60 tỷ đồng/năm, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm từ năm 2011 – 2014 khoảng 6.917 tỷ đồng.
Từ đó, góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Theo Bộ Tài chính, để khuyến khích hơn nữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp;
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích phát triển xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao thì cần tiếp tục bổ sung mở rộng quy định về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp mà không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt trên hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất vượt trên hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; cũng như diện tích đất nông nghiệp được
Nhà nước giao cho các tổ chức đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp hoặc giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản lý.
Có thể bạn quan tâm
Với mặt hàng ca cao, giá đã có xu hướng tăng từ tháng 6/2013 ở mức 2.200 USD/T lên 3.200 USD/T vào tháng 10/2014 khi dịch Ebola uy hiếp châu Phi và gây lo âu cho toàn thế giới. Cùng với sự giảm nhiệt của dịch Ebola, giá ca cao hiện đã giảm xuống 2.874 USD/T (giá ngày 20/11).
Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.
Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.
Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.